Kết luận - Conclusion

Of all components shaping a long-standing history of Vietnamese culture, traditional musical instruments are essential part. Archeological items have shown that such a culture had been existed since our ancient Viet ancestors' time, for instance, through musical instruments such as Bronze Drum of Ngoc Lu  type, or the figures and patterns are similarly found on both Bronze Drum and simultaneously discovered pottery. That confirmed that Bronze Drum was originated in Vietnam and made by Vietnamese people themselves. Like ancient musical instruments, there has also been found at some other archeological sites of Hung Vuong  age pieces of thin bronze strings that proved that there had ever been simple chordophonic musical instruments. At Phat Tich pagoda, there is a Ly dynasty's stone status of human head and bird body playing Phong Yeu drum. Or on four sides of square blocks of stones which in the past were used to served as pedestals for pillars of big pagodas, there have been seen carved works at an orchestras of about 10 musicians, which showed that more than 1000 years ago, Vietnamese artists had known how to corporate musical instrument forming a complete orchestra of stringed, wind and knocking instruments. Bronze drum and other ancient musical instruments, which have been in use until now, with their long-ago significant traditional history contribute to evaluating of long-standing historicity of Vietnamese culture.

Vietnamese is regarded as a musical language. It is quite different from other languages of the other ethnic groups in Vietnam. Each word has 6 accents with 6 different pitches and with different semantic meaning. Therefore, Vietnamese can easily sound like singing. Basing on Vietnamese, each note of musical scale is with colorful, legated sound in traditional classical music. The Viet people have made traditional musical instruments such as lutes with legato, glissando, pizzicato .. techniques and transversal flutes with very logical traditional modes and scales.

The orchestras with many different organizations such as Court Orchestras including Orchestra of Šuong Thuong chi Music, Orchestra of Šuong Ha chi Music, Orchestra of Great Music, Huyen Orchestra, Orchestra of Nha Nhac. Those are still in Hue for further study; and Stage Orchestras including Orchestra of classical opera Tuong, Orchestra of traditional opera Cheo, Orchestra of renovated opera Cai Luong, Orchestra of Chamber music, Ritual orchestra, Integrated orchestra of traditional music.

Recently, there have been a number of works for instrumental music including solo, duo, trio, and ensembles such as chamber ensemble, integrated ensemble of traditional music, and especially, symphony ensemble. Vietnamese musical instruments in general and musical instruments of Viet people in particular have been included in courses and performances of Music conservatories; Universities and Colleges for Arts and Culture; theatre ensembles such as Cai Luong, Tuong, and Cheo; and centers for culture and arts. Through private classes on traditional musical instruments, artists of traditional music also have imparted their knowledge and techniques on traditional musical instruments for young generation all over the country. More popularly, elementary and secondary schools'  educational programs nowadays also cover a subject presenting Vietnamese traditional musical instruments. Therefore, this work is expected to be served as a material that can partly help students, pupils and researchers, depending on their own perspectives, in studying traditional musical instruments of Viet people.

"Traditional Musical Instruments of Viet Ethnic Group" consists of 2 parts:

The main theory in part I, a CD-ROM served as part II. The main theory in part one comprises 444 text pages divided into 4 chapters as follow:

Chapter I provides us an overview of the history of the traditional musical instruments of Vietnam, the classification, terminology, signs to be applied, and composition of orchestras. The next three chapters feature families of musical instruments such as Chordophone, Aerophone, Membranophone, and Idiophone.

Chapter II focuses on 13 chordophonic musical instruments including 9 plucking instruments and 4 bowing instruments.

Chapter III touches on 4 airophonic instruments including 2 blowing-hole instruments, 1 double-reed instrument, and 1 mouth-piece instrument.

Chapter IV mentions to membranophonic and idiophonic musical instruments, of which, the former includes 11 beating membranophonic instruments and 3 slapping membranophonic instruments while the latter comprises 14 idiophonic instruments of 10 striking ones, 3 shaking and striking ones, and 1 striking, rubbing and shaking one. Regarding enclosed CD-ROM, in addition to using guidelines, features 45 traditional musical instruments of Viet people, orchestras, similar instruments among countries in ASEAN and in the world through over 200 text pages, 200 images and nearly 500 musical pieces that were directly recorded through teachers’ performances. CD-Rom is accompanied with usage guidelines.

Though this 2 version work is only a first step getting to study on typical traditional musical instruments of Viet majority, it comprehensively covered musical instruments of Viet people,  especially, it was well-organized presented through text materials enclosed with a CD-ROM featuring system of pictures, sounds and explanations that is easy to be updated and supplemented. In response to the Ministry of Education's program of technology and informatics in the field of education, many colleges and universities of music have equipped with computers to cater learners with facilities to take advantages of programs on music. This work, therefore, can effectively assist the learning and teaching on traditional musical instruments, since while studying on traditional musical instruments on CD-ROM, learners will not only listen to the sounds but also can see their traditional instruments. This will help the learners to perceive more effectively, consequently increase their passions for traditional music, and eventually contribute to preserving, enhancing and developing the Vietnamese traditional cultural heritages.

Hopefully, this work can help learners to easily look up when making research about traditional musical instruments. However, there may remain shortcomings since this work is the combination between music and informatics. Although there were a few technical difficulties in preparation for writing the program "Traditional musical instrument of Việt ethnic group" on CD-Rom the work was successfully came out thanks to the enthusiastic assistance of many professors, lectures, artists, and especially from faculty of informatics and technology of University of Science under National University of HoChiMinh city.

We would like to extend our sincere thanks to folk and professional artists and musicians, teachers and colleagues, especially Prof. Dr. Tran Van Khe, for their dedicated assistance in our study’ s time.

We would welcome all your comments and suggestions on this work for the next more complete version.

 

 

ền văn hóa Việt Nam có một lịch sử rất lâu đời, trong những yếu tố cấu thành ấy một phần gắn liền với các nhạc khí Việt Nam. Các di vật khảo cổ chứng minh được người Việt Nam từ rất xa xưa đã có một nền văn hóa, được biểu hiện bằng các nhạc khí như Trống Ðồng- Ngọc Lũ, những đồ gốm cùng tìm được cạnh Trống Ðồng thời ấy có hoa văn giống như hoa văn trên các Trống Ðồng. Ðiều đó chứng minh được Trống Ðồng có xuất xứ tại Việt Nam do chính người Việt tạo nên. Cùng các nhạc khí cổ xưa khác như những đoạn dây đồng mảnh nhỏ được tìm thấy do đào được trong lòng đất Việt Nam ở các địa điểm khảo cổ thuộc Thời kỳ Hùng Vương cho phép chúng ta dự đoán thời bấy giờ cũng đã xuất hiện vài thứ đàn dây thô sơ. Ðây là một thứ đàn dây tương tự như chiếc Trống Quân, một nhạc khí rất cổ ở vùng Ðông Nam Á mà nay nhiều vùng vẫn còn. Ở chùa Phật Tích có pho tượng đầu người mình chim bằng đá của thời Lý (1010-1225) đang vỗ Trống Phong Yêu, trên những phiến đá vuông mà xưa kia người ta dùng để làm bệ kê các cột chùa to lớn, bốn mặt cạnh của các phiến đá ấy có chạm nổi dàn nhạc gồm 10 người, như vậy từ 1.000 năm qua các nghệ sĩ người Việt xưa đã biết kết hợp các nhạc khí thành một dàn nhạc gồm cả Bộ Gõ, Bộ Hơi và Bộ Dây. Trống Ðồng và một số nhạc khí cổ xưa khác mà nay vẫn còn sử dụng, tính truyền thống ở đây có một độ dày đáng kể đã góp phần cho việc xác định tính lịch sử lâu đời của nền Văn hóa Việt Nam.

Tiếng Việt là tiếng nói của âm nhạc. Khác với các ngôn ngữ khác trong tiếng Việt mỗi từ có 6 thanh với 6 cao độ khác nhau với nhiều ngữ nghĩa khác nhau, do đó người Việt khi nói chuyện dễ tạo cho người nghe cảm giác như đang hát. Bắt nguồn từ ngôn ngữ Việt Nam, trong âm nhạc dân tộc cổ truyền mỗi cung của thang âm được quyện quanh bởi những âm tô điểm, nhấn nhá, luyến láy làm cho âm thanh trở nên mềm mại hơn. Người Việt đã chế tạo nên những nhạc khí truyền thống như cây đàn với những ngón nhấn, ngón luyến, ống Sáo với những ngón vuốt, ngón láy mà khoảng cách âm thanh giữa các phím, các lỗ bấm phù hợp với các cung bậc của thang âm dân tộc.

Dàn nhạc gồm nhiều tổ chức Dàn nhạc như Dàn nhạc Cung đình, Dàn nhạc Sân khấu... Trong Dàn nhạc Cung đình có các dàn nhạc: Ðường thượng Chi Nhạc, Ðường hạ Chi nhạc, Dàn Ðại nhạc, Dàn nhạc Huyền, Dàn Nhã nhạc (Nhạc Thiều), tuy nhiên hiện nay chỉ còn hai ban là Ðại nhạc và Nhã nhạc được giữ lại tại Huế để nghiên cứu. Các dàn nhạc sân khấu khác gồm có: Dàn nhạc Tuồng (Hát Bội), Dàn nhạc Chèo, Dàn nhạc Cải lương, Dàn nhạc Thính phòng, Dàn nhạc Lễ, Dàn nhạc Dân gian, Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp...

Gần đây đã có nhiều tác phẩm khí nhạc viết cho nhạc khí Việt Nam gồm độc tấu, song tấu, tam tấu và hòa tấu... Các dàn nhạc như Dàn nhạc Thính phòng, Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp và đặc biệt là Dàn nhạc Giao hưởng. Các nhạc khí Việt Nam nói chung và nhạc khí của Dân tộc Việt nói riêng đều được giảng dạy và biểu diễn ở các Nhạc viện, các trường Ðại học - Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật, các Dàn nhạc Sân khấu của các đoàn như  đoàn Cải lương, Tuồng, Chèo cũng như nhiều Trường Âm nhạc, các trung tâm, nhà văn hóa và các nghệ nhân truyền dạy các ngón đàn cho lớp trẻ tại tư gia trên cả nước cũng đều có lớp học về các nhạc khí dân tộc. Phổ cập hơn trong chương trình học tập của học sinh bậc phổ thông cũng được giới thiệu về các nhạc khí Việt Nam, công trình này có thể góp phần giúp thêm tài liệu học tập cho sinh viên học sinh và cho các nhà nghiên cứu về nhạc khí Dân tộc Việt.

Nhạc khí Dân tộc Việt được trình bày gồm hai phần: phần 1: tài liệu chính và phần 2: đĩa CD. Trong phần tài liệu chính gồm có 444 trang  được chia làm 4 chương: Chương 1 giới thiệu sơ lược về lịch sử nhạc khí truyền thống Việt Nam, xếp loại các nhạc khí, các thuật ngữ - ký hiệu được vận dụng và các tổ chức dàn nhạc. Trong 3 chương tiếp giới thiệu các bộ nhạc khí như Bộ Dây, Bộ Hơi và Bộ màng rung và Bộ tự thân vang. Chương 2 giới thiệu 13 loại nhạc khí Dây, trong đó có 9 nhạc khí dây gảy và 4 nhạc khí dây kéo. Chương 3 giới thiệu 4 nhạc khí Hơi, trong đó có 2 nhạc khí hơi lỗ thổi, 1 nhạc khí hơi dăm kép và 1 nhạc khí hơi môi. Chương 4 giới thiệu nhạc khí màng rung và nhạc khí tự thân vang. Nhạc khí màng rung có 14 loại trống trong đó có 11 nhạc khí màng rung gõ và 3 nhạc khí màng rung vỗ; nhạc khí tự thân vang có 14 nhạc khí gồm 10 nhạc khí tự thân vang gõ, 3 nhạc khí tự thân vang dập, lắc, 1 nhạc khí tự thân vang gõ, quẹt và lắc.

Riêng về đĩa CD kèm theo giới thiệu 45 nhạc khí của Dân tộc Việt, giới thiệu các dàn nhạc, những nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á và thế giới. Với hơn 200 trang văn bản, 200 hình ảnh và gần 500 đoạn nhạc thu trực tiếp từ các nhạc khí do các Giảng viên biểu diễn để minh họa, điã CD có kèm theo phần hướng dẫn cách sử dụng.

Ðây chỉ là bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu về các nhạc khí tiêu biểu của Dân tộc Việt với phiên bản 2.  Nhìn chung đề tài được nghiên cứu trên diện rộng và có tính khái quát về các nhạc khí của Dân tộc Việt. Công trình được trình bày có hệ thống bằng tài liệu đi kèm với đĩa CD minh họa hình ảnh, âm thanh, chú giải rất dễ cập nhật, sửa đổi và bổ sung. Trong chương trình Công nghệ thông tin về lĩnh vực giáo dục của Bộ Giáo dục và Ðào tạo hiện nay các Trường Trung học và Ðại học trên cả nước đã và đang trang bị nhiều hệ thống máy vi tính, để kịp thời có các chương trình phục vụ học tập âm nhạc sinh động và hiệu quả, đề tài này có khả năng hỗ trợ việc giới thiệu giảng dạy môn Nhạc khí học Dân tộc, vì khi học về các Nhạc khí Dân tộc Việt với đĩa CD: các học sinh và sinh viên không chỉ được nghe mà còn được nhìn thấy các nhạc khí của dân tộc mình, điều đó sẽ giúp cho học sinh, sinh viên tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả hơn và tạo nên sự ham thích về âm nhạc dân tộc góp phần gìn giữ, xây dựng và phát triển nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Hy vọng công trình này giúp cho người xem dễ dàng tra cứu khi nghiên cứu về nhạc khí dân tộc. Tuy nhiên vì là công trình nghiên cứu kết hợp giữa Âm nhạc và Tin học nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế khiếm khuyết. Việc soạn thảo đĩa CD chương trình Nhạc khí Dân tộc Việt trong giai đoạn hiện nay là công việc khó khăn vì hạn chế các thiết bị kỹ thuật nhưng với sự giúp đỡ của các Giáo sư, Giảng viên, nghệ sĩ, nghệ nhân và đặc biệt Khoa Công nghệ Thông tin Trường Ðại học Khoa học Tự nhiên - Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nên đề tài đã thực hiện được.

Chúng tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn các Giáo sư, nghệ nhân, nghệ sĩ và các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là GS. NS. Tô Vũ, GSTS. Trần văn Khê, GSTSKH. Tô Ngọc Thanh đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn  các ý kiến nhận xét, phê bình của quý độc giả và sẽ bổ sung để hoàn chỉnh trong các phiên bản kế tiếp.