Hatbo2.jpg (20854 bytes) ATuong.jpg (94319 bytes) HatBo01.gif (37103 bytes)

Dàn nhạc Tuồng (Hát Bội) headphon.gif (1839 bytes)  headphon.gif (1839 bytes)  gồm có Trống Chiến, Chập Chõa, Ðàn Cò (Nhị), Kèn Sáo (Trần văn Khải- Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam- Nhà sách Khai Trí, Sàigòn-1970).
Tuong Dao Tan (giong Nu):  Z-Headphon.gif (478 bytes)
Tuong Dao Tan:  Xang Xe (giong Nam)  Z-Headphon.gif (478 bytes)

B. ORCHERSTRA OF CLASICAL OPERA TUỒNG (BỘI SINGING)

Orchestra of Boi singing is composed of Chien drum, Chap Choa cymbal, Dan Co (or Nhi) fiddle, Ken and Sao (Tran Van Khai, Nghe thuat  San khau Viet Nam -Vietnamese theatrical Art), Khai Tri  bookstore, Saigon, 1970). Before studying the orchestra of Boi singing, we would like to describe briefly Chau Drum

Chau drum: is a big drum placed on a 3-legged cask. It has nothing to do with the opera, but is performed by the audience to give their comments on the performance. The appropriate comment of the person who plays Chau  is an encouragement for the artists to perform better.

A proper gesture, an excellent singing or a good saying is also rewarded. A fairly good performance, for example, is rewarded with a "thung"  (beat on the middle of the drum surface). If the performance is a little bit better, it is rewarded with 2 beats called "Chau doi"  (double Chau). If the performance is excellent, it is rewarded with 3 beats called "Chau ba" (triple Chau). A good Chau player only plays after the singers finishes a sentence of Loi, Nam, Khach, Ngam, Ly, etc., not when they have just opened the mouth, which can only make them annoyed instead of happy. Besides, Chau is also played to reward an experienced excellent artist. It should not be played with loud sounds since that may annoy the audience. When the player wants to punish a performer for his/her improper gesture or bad singing, he beats on the edge of the drum surface to create "tang" sound instead of "thung" so that the performer will be ashamed and try to perform better. Severe mistakes will receive a "cắc" (made by a beat on the frame). Chau also has the function of urging the audience. Before the perfomance about 15 minutes, Chau ba is usually played to urge them to settle their seats.

An orchestra of Boi singing consists of :

1- Chien drum: was used in the battle as well as in singing and dance. It was used more often than any other drum. The person who played Chien was considered "the instructor" of the orchestra of Boi singing.

2- Cai drum: is a small drum used to signal the actor or actress to switch to talking or Nam singing with its 3 beats.

3- Com drum: is a long drum used to accompany Nam Xuan and Nam Ai singings together with other lutes.

4- Bat cau drum: together with Chap Choa, it was used in a great audience or after a Tuong performance.

5- Linh drum: there were 2 Linh in the compartment, used when when the king began a great audience or at the beginning of a Tuong performance.

6- Chieng: was hung in a stand, it function was to accompany together with Trong Chien. People used two bamboo or wooden pieces called a pair of "Sanh" to play.

7- Lutes: the leading lute in Boi singing is Co (or Nhi) fiddle. Next is Gao (or Ho), Kim (Nguyet), Tam, Sen. Later Guitar has also included but it seems that it is not suitable for Boi singing. So Tranh should be used instead.

8- Ken and Flute (Sao): Ken is executed in Khach singing or make a transition between 2 Nam sentences. Sao is used to accompany Nam or Khach singing by actresses.

 

Trước khi nghiên cứu về Dàn nhạc Hát Bội, tưởng nên sơ lược về Trống Chầu:

Trống Chầu: Z-Headphon.gif (478 bytes)là thứ trống lớn để trên cái giá ba chân, nó không thuộc về âm nhạc của Sân khấu mà thuộc quyền sử dụng của khán giả. Người cầm Chầu đại diện cho khán giả để thưởng phạt các diễn viên trên sân khấu. Nếu người cầm Chầu thưởng phạt công bình, biết chỗ hay để thưởng, chỗ dở để chê, thì diễn viên sẽ phấn khởi hát hay thêm. Một điệu bộ đúng quy tắc, một hơi hát xuất sắc, một câu văn hay đều được thưởng. Như hay vừa, thưởng một tiếng "thùng", đánh ngay giữa mặt trăng của trống. Nếu hay khá hơn, được thưởng hai tiếng gọi là "Chầu đôi". Nếu thật hay, tuyệt diệu, được thưởng ba tiếng gọi là "Chầu ba". Muốn đánh Chầu có phương pháp, nên để cho đào kép hát dứt một câu lối, một câu nam hay khách, một câu ngâm, lý v.. v... rồi mới Chầu. Chẳng nên Chầu lắp họng tức là diễn viên vừa mở miệng hát, đánh Chầu liền trong họng, làm họ bực tức chớ chẳng hân hoan chút nào. Ngoài ra, người cầm Chầu còn có thể nhấn mạnh một hai roi Chầu, để tưởng thưởng một kịch sĩ có nghệ thuật già dặn, diễn xuất tài tình. Cũng không nên làm điếc tai khán giả vì những tràng Trống Chầu đánh muốn vỡ rạp. Khi muốn phạt một điệu bộ không đúng cách, một câu hát dọc, hát gãy: thay vì đánh dùi trống chính giữa mặt trăng, người cầm Chầu đánh ngoài bìa trống, nghe "tang" không nghe "thùng" làm cho diễn viên phải hổ thẹn và sửa mình. Những lỗi trọng đại hơn bị phạt bằng cách gõ vào vành trống nghe "cắc" để cảnh cáo diễn viên. Trống Chầu cũng có vai Tuồng giục khách, trước khi ra Tuồng chừng 15 phút, thường người ta đánh Chầu ba, có trống Chiến phụ theo để khán giả nhanh chóng ổn định. Dàn nhạc Tuồng (Hát Bội) có 5 thứ trống và các nhạc khí như sau:

1-Trống Chiến: Z-Headphon.gif (478 bytes) sử dụng lúc đánh giặc cùng lúc múa hát, Trống Chiến được sử dụng nhiều hơn các loại trống khác. Người đánh Trống Chiến có thể nói là " điều khiển viên" của dàn nhạc Hát Bội.

2-Trống Cái: Z-Headphon.gif (478 bytes) là thứ trống nhỏ để ra hiệu trong 3 nhịp đàn đưa hơi cho diễn viên biết để bắt qua nói lối hay bắt qua hát Nam.

3-Trống Cơm: Z-Headphon.gif (478 bytes) loại trống dài sử dụng khi hát Nam Xuân hay Nam Ai để đưa hơi phụ với đàn.

4-Trống Bát cấu: sử dụng cùng với Chập Chõa khi các quan ra lâm triều hoặc khi vãn hát để ra hiệu .

5-Trống Lịnh:  có hai cái treo trong buồng dùng trong khi vua ra đại triều hoặc lúc Tuồng mới khởi diễn.

6-Chiêng:   Chiêng treo dưới cái giá để phụ họa với Trống Chiến, người đánh Chiêng dùng hai miếng tre hoặc hai miếng cây gọi là cặp "Sanh" để đánh Chiêng.

7-Ðàn: Ðàn chính trong điệu Hát Bội là Ðàn Cò (Nhị), kế đến đến Ðàn Gáo (Ðàn Hồ), Ðàn Kìm (Nguyệt), Ðàn Tam, Ðàn Sến. Sau này có thêm Ghi-Ta nhưng nghe không hạp với Hát Bội, tốt hơn là sử dụng Ðàn Tranh thay thế cho Ghi-Ta.

8-Kèn và Sáo:  Kèn sử dụng khi điệu Hát Khách hoặc để gợi cảm giữa hai câu Hát Nam. Sáo để phụ họa cho đàn khi Hát Nam hay Hát Khách (giọng nữ). Nếu có hát giọng Hồ Quảng thì thêm cây "Củn" để đưa Hơi Quảng.