Hát Xẩm
G.1-Ban nhạc Xẩm
G.2-Bộ Trống Ngũ Lôi   
G.3-Bộ Trống Cà Rùng

G- FOLK ORCHESTRA

Xẩm singing

 

Cong Nghia Sinh Thanh Z-Headphon.gif (478 bytes)

This is very special folk singing in the North which can be related to   talking and story telling in the Central Areas and in the South (According to Phan Kế Bính -Việt Nam Phong tục - Khai  Tri Publishing House - 1973, page 402, Xẩm singing): Xẩm singing is a band of 5 to 6 blind people, including both men and women go learn singing and playing musical instruments. They go to the towns or cities, finding the crowds, sitting on the pavement and singing for earning a living. In Xẩm singing, one plays drum, one plays castanets, one plays Nhị/Co  fiddle, one plays Bầu monochord and all sing together with Southern or Northern accent. In reaction to Xẩm singing, both men and women; children and adults gather for enjoyment and then hand them some money for encouragement. Xẩm singing is really a good way of earning a living of the blind. It can help them in saving their living."  In the very first time, Xẩm singing is simple. It is with some simple folk sayings. Gradually, it is with a long talk including many sentences and very interesting content. Sometimes, it is with a whole story and lasts for several hours. (Nguyễn Viem - Lịch sử Âm nhạc Dân gian cổ truyền Việt Nam - Institute of Musiology Research  - 1996)

1. Xẩm singing band for Xẩm singing includes

1.      Gao fiddle

2.      Bau monochord

3.      A couple of Manh drums

4.      2 couples of Cap Ke

5.      Temple block

2. Ngu Loi  drum set: It is usually used in festivals including

1.      Cai drum

2.      4 Ban drums can probably add

3.      a couple of Chum Choe

4.      Bau  oboe

3. Ca Rung drum set:

1.      Cai drum

2.      Ban drum

3.      Khau drum

4.      Flat gong

Hát Xẩm:  Hình thức ca nhạc đặc biệt dân gian phổ biến ở miền Bắc, có thể liên hệ đến hình thức nói vè, kể Vè ở miền Trung và miền Nam. Theo (Phan Kế Bính -Việt Nam Phong tục -Nhà sách Khai Trí-1973, trang 402, mục Hát Xẩm): Hát Xẩm gồm tập hợp những người mù mắt từ 5 hoặc 6 người học nghề đàn hát, cả đàn ông, đàn bà dắt nhau đến các nơi thành thị, kiếm chỗ đông người, trải chiếu ngay các nơi vệ đường mà hát. Trong Hát Xẩm, người thì đánh Trống, gõ Phách, người thì kéo Nhị, người thì gảy Ðàn Bầu, rồi đồng thanh mà hát, hoặc đi giọng Nam, hoặc đi giọng Bắc, đi theo tiếng Nhị, tiếng đàn, nghe cũng vui tai. Ðàn bà, trẻ con, người lớn xúm xít vào xem, có người thưởng dăm ba đồng kẽm, có người thưởng vài xu. Hát Xẩm là một nghề sinh nhai của những người mù, nghề ấy chính là một kế cứu kẻ tàn tật. Ban đầu Hát Xẩm còn sơ lược, chỉ vận làn Xẩm vào trong vài câu ca dao đơn giản. Nhưng dần dần do yêu cầu của người nghe, Hát Xẩm đã tiến tới trọn một đoạn dài với nội dung hấp dẫn đến vài chục câu, có khi hát cả một câu chuyện kéo dài hết cả một buổi (Nguyễn Viêm- Lịch sử Âm nhạc Dân gian cổ truyền Việt Nam - Viện nghiên cứu Âm nhạc-1996).

G.1-Ban nhạc Xẩm: Ban nhạc Xẩm dùng cho Hát Xẩm, gồm có:

  • 1 Ðàn Gáo (Ðàn Hồ)
    1 Ðàn Bầu
    1 đôi Trống Mảnh
    2 đôi Cặp Kè (Sênh Sứa)
    1 Mõ Tre

G.2-Bộ Trống Ngũ Lôi:

Bộ Trống Ngũ Lôi sử dụng trong hội hè, đình đám, gồm có:

  • Trống Cái
    4 Trống Ban
    có thể thêm:
    1 cặp Chũm Chọe
    1 Kèn Bầu

G.3-Bộ Trống Cà Rùng:

  • 1 Trống Cái
    4 Trống Bản
    1 Trống Khẩu
    1 Thanh La