1.1 AN OVERVIEW OF HISTORY OF VIETNAMESE TRADITIONAL MUSICAL INSTRUMENTS/ SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NHẠC KHÍ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

1.1.1.  Origin of Vietnamese people /Nguồn gốc Dân tộc Việt Nam

1.1.2. Hùng Vương age /Thời đại Hùng Vương

1.1.3. Ðông Sơn age /Thời đại Ðông Sơn

1.1.4 General features of Vietnam and its musical /Vài nét chung về đất nước Việt Nam và các nhạc khí

CHAPTER I

1.1.1. ORIGIN OF VIETNAMESE PEOPLE:

Vietnamese and foreign researchers have given different hypotheses of the origin of Vietnamese people. Some suggested that Vietnamese first occurred on their present land (H. Maspero, O.Jansé, Lê văn Siêu). Other assumed that Vietnamese originated in Chinese (according to Old History Books of China by L. Arousseau, Ðào Duy Anh). To Ðào Duy Anh, Lạc Việt people came to Vietnam by sea and Thai people migrated to North Vietnam from Quảng Tây province and Vân Nam province of China. Due to the higher culture, those people assimilate aboriginal Indonesien. Some hypotheses insisted that Vietnamese originated in Tây Tạng (G.Coedes, H Kahlke, Bình Nguyên Lộc). Some connected the matter with that of the inhabitants of archipelago (L.Finot). Thanks to the recent result of the research on the formation and distribution of ethnic in the world, scientists say that the owner of Vietnamese culture came into existence in the cradle of human in the East and in the area from which the Southern race originated. Given those events, the formation of Vietnamese people can be divided into 3 stages:

1.1.1.Nguồn gốc Dân tộc Việt Nam

BandoChauA.jpg (51347 bytes)

" Nguồn gốc Dân tộc Việt Nam, các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài đã từng đưa ra khá nhiều giả thuyết khác nhau. Có người cho rằng người Việt Nam gốc bản địa (H.Maspero, O.Jansé, Lê văn Siêu,...). Có người lại thấy rằng người Việt Nam gốc từ Trung Hoa (cổ sử Trung Hoa, L. Arousseau, Ðào Duy Anh...). Ðào Duy Anh viết " Người Lạc Việt từ đường biển và người Thái từ Quảng Tây và Vân Nam di cư đến Bắc Việt và vì có văn hóa cao hơn nên đồng hóa dần thổ dân Anhđônêdiêng". Có thuyết khẳng định người Việt vốn gốc từ vùng Tây Tạng (G. Coedès, H Kahlke, Bình Nguyên Lộc,...). Có người gắn vấn đề nguồn gốc người Việt với cư dân quần đảo Thái Bình Dương (L. Finot.). Gần đây, căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về sự hình thành và phân bố các chủng người trên trái đất, có thể nói rằng chủ thể của văn hóa Việt Nam ra đời: a/ trong phạm vi của trung tâm loài người phía Ðông và b/ trong khu vực hình thành của đại chủng phương Nam. Trên nền những sự kiện trên, quá trình hình thành các Dân tộc Việt Nam có thể hình dung theo 3 giai đoạn:

a/ The Middle Stone Age (about 10.000 years ago):

At this time, there was a Mongoloid race moving to South East and stopping in Indochina. Here occurred the union between them and the native Melanésien inhabitants (of the Australian race.) The result was the Indonésien race (also called old Malaysian) with dark complexion, curved hair and short height. From this place, Indonésien spread to the whole old South East Asian area. It was a large area limited by Dương Tử River to the North, Assam state of India to the West, Philippine archipelago to the East, and the Indonésien islands to the South. (According to the ethnic group in North Vietnam by Nguyễn Ðình Khoa -1976).

Vào thời đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước), có một dòng người thuộc chủng Mongoloid từ vùng Tây Tạng thiên di về phía Ðông Nam, tới vùng nay là Ðông Dương thì dừng lại. Tại đây đã diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Melanésien bản địa (thuộc đại chủng Úc), dẫn đến kết quả là sự hình thành chủng Indonésien (còn gọi là cổ Mã Lai), với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp... Từ đây lan tỏa ra, người Indonésien cư trú trên toàn bộ địa bàn Ðông Nam Á cổ đại. Ðó là một vùng rộng lớn, phía Bắc tới sông Dương Tử, phía Tây tới bang Assam của Ấn Ðộ, phía Ðông tới quần đảo Philippin và phía Nam tới các hải đảo Inđônêsia (Nguyễn Ðình Khoa - Các Dân tộc ở miền Bắc Việt Nam - 1976).

b/ The end of the New Stone Age:

At the beginning of the Bronze Age (about 5000 years ago), in the area, which is now South China and North Indochina (from South Dương Tử river to Hồng Hà river basin), due to a change of native Indonésien race under the regular interaction with Mongoloid from the North, another race named Austroasiatique race appeared, the Mongoloid characteristics became clear. Therefore, this race was classified into Southern Mongoloid.

Từ cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng (khoảng gần 5.000 năm về trước), tại khu vực mà nay là Nam Trung Hoa và Bắc Ðông Dương (từ phía Nam sông Dương Tử đến lưu vực sông Hồng Hà), trên cơ sở chuyển biến từ loại hình Indonésien bản địa dưới tác động của sự tiếp xúc thường xuyên với chủng Mongoloid từ phía Bắc, đã hình thành một chủng mới là chủng Nam-Á (Austroasiatique). Với chủng Nam-Á, các nét đặc trưng Mongoloid lại càng nổi trội, do vậy nó xếp vào ngành Mongoloid phương Nam.

c/ The following age:

The South Asian race was divided into many groups, which is called Bách Việt (one hundred ethnic groups) in Vietnamese and Chinese old books. Although one hundred was just a symbol for the variety in Vietnamese ethnic, it signaled a big community including numerous ethnic groups such as Ðiền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Ðông Việt, Nam Việt, Lạc Việt (Ðiền Việt was in Vân Nam, Nam Việt was in Quảng Ðông, Lạc Việt was in Quảng Tây and North Vietnam) (according to Nguyễn Ðình Khoa's book). They lived from South of Dương Tử River to North present Middle Land. They made many large groups (Each group once had its own language) such as Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao. The process of division continued and at last a particular ethnic group was born (together with the separation in language). Việt people were separated from Việt-Mường group at the end of the invaded-by-the-North period (from VIIth to VIIIth century) (according to Materials contributed to the identification of the time when Việt language and Mường language was separated by Nguyễn văn Tài - Ethnological Magazine- No 3- 1978). At that time, in the South, along Trường Sơn range inhabited the Indonésien. The isolated life made the group keep its traditional cultural characters, which were closely related to those of the inhabitants in islands. Indonésien is the ancestor of Chàm, Raglai, Êđê, Giarai, Churu, v.v.... The languague of which Chàm is the typical (called Nam Ðảo, Austronésien) shares many similarities with the language of the inhabitants the in islands. Based on the data of ethnology (Nguyễn Ðình Khoa - 1976, Ethnological Institute-1983) with the data of language (example Phạm Ðức Dương 1983 and Hà văn Tấn 1993), the origin of South East Asian ethnic groups can be found out. So Việt people and the majority of Việt ethnic groups originated from one ancestor, which is Indonésien group. That made the union-the similarity in the variety of Vietnamese people and culture and in the whole South East Asia. In the variety, there is the regional union between Việt and Mường ethnic groups, between Việt-Mường ethnic groups and other ethnic group of South Asia Bách Việt origin.

Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia tách thành một loạt các chủng tộc mà trong cổ thư Việt Nam và Trung Hoa được gọi bằng danh từ Bách Việt. Tuy "một trăm" (Bách) chỉ là một cách nói biểu trưng, nhưng đó thực sự là một cộng đồng cư dân hùng hậu, bao gồm nhiều tộc người Việt như Ðiền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Ðông Việt, Nam Việt, Lạc Việt (về mặt địa lý thì Ðiền Việt ở Vân Nam, Nam Việt ở Quảng Ðông, Lạc Việt ở Quảng Tây và Bắc Bộ Việt Nam (theo Nguyễn Ðình Khoa) ), sinh sống khắp khu vực phía Nam sông Dương Tử cho đến tận Bắc Trung Bộ ngày nay, họp thành những khối cư dân lớn (mà ban đầu mỗi khối có một tiếng nói riêng) như Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao. Quá trình chia tách này tiếp tục diễn tiến, dần dần đã dẫn đến sự hình thành các Dân tộc cụ thể (cùng với sự chia tách ngôn ngữ), trong đó người Việt đã tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng cuối thời Bắc thuộc (thế kỷ VII-VIII) (Nguyễn văn Tài - Góp thêm tài liệu cho việc đoán định thời điểm chia tách hai ngôn ngữ Việt và Mường- Tạp chí Dân tộc học số 3 -1978). Trong khi đó, ở phía Nam, dọc theo dải Trường Sơn, vẫn là địa bàn cư trú của người Indonésien. Cuộc sống biệt lập khiến cho khối người này lưu giữ được nhiều hơn những đặc điểm của truyền thống văn hóa cổ gần gũi với cư dân các hải đảo. Ðó là tổ tiên của người Chàm, Raglai, Êđê, Giarai, Churu, v.v... Ngôn ngữ của khối người mà Chàm có thể xem là đại diện này (gọi là Nam Ðảo, Austronésien) cũng duy trì được nhiều nét tương đồng với ngôn ngữ của cư dân các hải đảo. Kết hợp các cứ liệu nhân chủng học (Nguyễn Ðình Khoa -1976; Viện DTH 1983) với các cứ liệu ngôn ngữ học (Ví dụ: Phạm Ðức Dương 1983; Hà văn Tấn 1993) có thể sơ bộ hình dung bức tranh về nguồn gốc các Dân tộc Ðông Nam Á. Như vậy người Việt và tuyệt đại các bộ phận các Dân tộc Việt Nam đều xuất phát từ cùng một nguồn gốc chung là nhóm loại hình Indonésien, chính điều đó đã tạo nên tính thống nhất - một tính thống nhất trong sự đa dạng của con người và văn hóa Việt Nam và rộng hơn là toàn vùng Ðông Nam Á. Trong sự đa dạng chung đó lại luôn có tính thống nhất bộ phận: của người Việt và Mường, của người Việt-Mường và các Dân tộc cùng gốc Nam Á-Bách Việt...

The meaning of the name Việt:

So far, some people have explained that Việt means run and pass according to modern Old Chinese Letter. In fact, the word Việt in old Chinese letter has changed. It is a very old name (Việt Thường group and Bách Việt ethnic group were mentioned in the history of the North in the early times). According to Bình Nguyên Lộc's words, Việt used to be the name of a typical tool or a typical weapon of the old Việt. It was an axe. Archeologists have found out many kinds of axes made of different material, for example Stone, bronze, steel...in the inhabited area of old Việt. In Khổng Tử Age, the word Việt still kept its pictographic meaning of an axe. In addition, a mark belonging to the Le Chinese-letter-group was added to that word to signify the inhabitants living on planting rice (Kim Định -1970). Even the present word Việt still keeps the mark of an axe (according to Searching Vietnamese Cultural Features by Professor Doctor Trần Ngọc Thêm- Hồ Chí Minh city Publisher 1996 - page 60 to 66)

Về ý nghĩa của tộc danh Việt, lâu nay một số người thường dựa trên dạng Hán tự hiện đại giải thích rằng Việt nghĩa là chạy, vượt. Thực ra, chữ Việt trong Hán tự đã trải qua nhiều cách viết rất khác nhau - đây là một tên gọi có từ lâu đời (họ Việt thường, chủng Bách Việt được nhắc đến trong sử Bắc từ rất sớm). Theo Bình Nguyên Lộc: Việt vốn là tên gọi một loại công cụ kiêm vũ khí rất đặc thù của người (tiền) Việt cổ: cái rìu. Khảo cổ học đã tìm được ở khắp nơi trong địa bàn cư trú của người tiền Việt cổ rất nhiều loại rìu với các chất liệu khác nhau (đá, đồng, sắt)... Ðến đời Khổng Tử chữ Việt vẫn còn giữ được ký hiệu tượng hình cho cái rìu, ngoài ra còn được bổ sung thêm một nét đặc trưng quan trọng nữa là bộ mễ để chỉ dân trồng lúa (Kim Ðịnh-1970). Ngay cả chữ Việt hiện thời vẫn còn giữ được dấu vết của "cái rìu"... ( dẫn theo PGS.TS. Trần Ngọc Thêm - Tìm về Bản sắc Văn hóa Việt Nam- Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh - 1996 - từ trang 60 đến trang 66).

1.1.2. Hùng Vương AGE:

Trongdong1.jpg (60991 bytes)Vietnamese history was over 4000 years long. Firstly, Hùng King Age with a powerful Văn Lang nation was the age of birth and formation of Vietnamese ethnic group. People in Hùng Vương age made many bronze tools necessary for human life. Among those were bronze kettles, bronze pots, bronze tureens, bronze basins, bronze jars and the famous bronze drums (according to The Hùng Vương Age by Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê văn Lan, Nguyễn Ðồng Chi, Hoàng Hưng-Social Sciences Publisher-1973, line 14, page 95). At that age, a high culture and glorious agricultural civilization appeared in our nation. It contributed much to the Acient civilization of human (according to The Hùng Vương Age, line 14, page 252). The  Hùng Vương Age left many musical instruments and many musical pictures carved on the relics of that age. We can restore the main features of music in the early history.

1.1.2. Thời đại Hùng VươngTDong08a.jpg (27730 bytes)

Việt Nam có lịch sử trên 4.000 năm, khởi đầu là thời đại của các vua Hùng với nước Văn Lang hùng mạnh - thời đại sinh tụ và hình thành của Dân tộc Việt Nam. "Người thời đại Hùng Vương đã chế ra rất nhiều dụng cụ bằng đồng cần thiết cho đời sống của con người. Trong các dụng cụ này, chúng ta thấy có ấm đồng, bình đồng, âu đồng, chậu đồng, thố đồng, thạp đồng và trống Ðồng nổi tiếng" (Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê văn Lan, Nguyễn Ðồng Chi, Hoàng Hưng -Thời đại Hùng Vương - NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội -1973, dòng 14, trang 95), đồng thời "Vào thời đại đó đã xuất hiện trên đất nước ta một nền văn hóa khá cao, nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Nền văn hóa và văn minh đó đã góp phần xứng đáng vào nền văn minh cổ đại của loài người" (Thời đại Hùng Vương, dòng 14, trang 252) Thời Hùng Vương còn để lại tới ngày nay nhiều nhạc cụ là vật thật, và nhiều hình ảnh nhạc cụ khắc họa trên những di vật khác của thời ấy, bằng nhiều phương pháp ta có thể khôi phục những nét cơ bản của âm nhạc thời sơ sử ấy.

1.1.3. Thời đại Ðông Sơn

1.1.3. Ðông Sơn AGE (ABOUT 3500 TO 2000 YEARS AGO):

TDongNgocLu3ca.jpg (44257 bytes)Ðông Sơn village (Thanh Hóa province) has the relics of Ðông Sơn Age such as Bronze drums. Bronze drum is a typical and special musical instrument in different fields of Hùng Vương Age. It is a special musical instrument of striking branch which brings the echo of metal into full play. It has a container, a resonator, and a huge sound transfer-part which is reflected in the construction of the oldest drum with 3 parts. The surface and the drum wall was curved to form a closed arch containing sound. The sound continued to echo and then it was transferred to the cylinder slender body of the drum. At last, it came out. The main function of the drum was to produce huge sound. It proved that in the Hùng King Age, Vietnamese ancestor had drum as a musical instrument. TDongNgocLu.jpg (39958 bytes)

Làng Ðông Sơn (Thanh Hóa) từ 3.500 đến 2.000 năm trước đây có các hiện vật như Thố đồng, Bình đồng, Bát đồng, Trống đúc bằng đồng, Trống Ðồng là một thứ nhạc khí tiêu biểu và điển hình về nhiều mặt của thời Hùng Vương, đặc trưng của nó là một nhạc cụ gõ, khai thác tiếng vang của kim loại, có những bộ phận chứa đựng, cộng hưởng và truyền âm độc đáo với qui mô lớn, mà sự cấu tạo của những chiếc Trống Ðồng cổ nhất gồm 3 phần rõ rệt là sự phản ảnh tiêu biểu: mặt và tang trống phình ra thành một vòm chứa đựng âm thanh, cộng hưởng và truyền qua thân trống hình trụ thon lại và cuối cùng oà ra ngoài từ thân trống cho thấy rằng chức năng chính là tạo nên những âm thanh hùng vĩ. Nó chứng tỏ rằng vào thời đại các vua Hùng, tổ tiên Việt Nam đã có Trống với tư cách là một nhạc cụ.

In fact, drum was one of the most original musical instruments of many nations in the world. Bronze drum existed not only in Vietnam but also in China, Malaysia and Miami. According to Vietnamese history of Trường Giang River, bronze drum was usually found in the agricultural nation and was considered as the image of the Rain god... Rain was very important to the plants. Due to this mode of thinking, the old people did not regard drum simply a musical instrument. The presence of a drum was like the presence of the Thunder god. The sound by the drum was like the god’s call for rain. The thought made the drum a scare musical instrument. In Vietnamese villages, drum was used in village affair worship...Among the total 53 bronze drums of the 2500 to 3000 B.C, bronze drum was a kind pyramid. The surface of the drum had the scientific symbolic picture: the point at the center of the surface symbolized the sun. The number of rays of light on the surface varied with 8,10,12,14,

 Thực ra ở nhiều dân tộc trên thế giới, Trống là một trong những nhạc cụ nguyên thủy nhất, Trống Ðồng không chỉ có ở Việt Nam mà cả ở Trung Quốc, Mã Lai, Miến Ðiện. Theo lịch sử đất Việt từ sông Trường Giang trở xuống, Trống Ðồng thường xuất hiện ở các dân tộc làm nông nghiệp và được người xưa coi như hiện thân, như một mô phỏng của Thần Sấm, vị thần điều khiển mưa: mà mưa thì rất quan trọng với cây trồng. Với quan niệm như vậy, nên người xưa không xem cái Trống đơn thuần là một nhạc cụ, mà sự hiện diện của cái Trống như sự hiện diện của Thần Sấm. Tiếng Trống ngân lên như tiếng thần gầm gọi mưa về cho con người, từ những ý niệm đó biến cái Trống thành một nhạc cụ thiêng liêng, trong các xóm làng Việt Nam, người ta đánh trống khi có việc làng, việc tế tự, v..v... Trong tổng số 53 Trống Ðồng Ðông Sơn, với niên đại khoảng 2.500 - 3000 năm ứng với thời 1.000 năm trước Công nguyên, Trống Ðồng là một thứ Kim tự tháp, mặt trống vẽ hình tượng trưng mang ý nghĩa khoa học: điểm ở giữa của Trống đồng bao giờ cũng tượng trưng cho mặt trời, có loại 8 tia, 10 tia, 12 tia, 14 tia...

which had yin and yang relationship. Every drum had the decoration. The number of circle was in odd number. Every circle had its own design and was related to music. The decoration was carved on the surface of the drum and on its wooden cylinder. It may be an image of a human, a bullfrog, and a panpipe. Leather drum was a musical instrument of Hùng Vương Age. Its image was carved on the bronze drum, like in Bản drum, modern Khẩu drum. In historic books of Lê Thánh Tông dynasty, there was Lý Liên singing. There we couple exchange singing. In the drum carved the image of a couple, standing face to face in crossed legs. Given the decoration in Ngọc Lũ bronze drums, our ancestor had the musical instrument Bronze drum, leather covered drum and pan pipe. In music, Viet ethnic group used Bronze drum as a musical instrument in the whole long history. That was written in all Vietnamese and Chinese historic books. In department of history of musical instruments, Bronze drum was a continuant musical instrument which was produced at the place where it was used and it was used in national music from the formation of the country till now. Bronze drum was a reflection of Vietnamese traditional culture (according to Study on Vietnamese Traditional National Music by Tô Ngọc Thanh and Hồng Thao - Hanoi cultural publisher - 1986).

MatTDong05a.jpg (32860 bytes)có quan hệ âm dương, mỗi trống có hoa văn, số vòng lẻ, mỗi vòng đều có kiểu khác nhau, có điều liên quan đến âm nhạc, được khắc trên mặt và tang Trống, có Trống khắc người nổi lên, có Trống khắc con cóc, về mặt âm nhạc có các hình khắc Khèn. Trống da cũng là nhạc cụ thời Hùng Vương, hình ảnh của nó được khắc họa trên Trống Ðồng, giống như Trống Bản và Trống Khẩu hiện đại. Trong sách sử Lê Thánh Tông: có hát Lý Liên, nền văn hoá Ðông Sơn có hát đối đáp giao duyên, trên Trống Ðồng có khắc hình hai người nam nữ, đối mặt nhau, chân bắt chéo. Căn cứ vào các hoa văn của Trống Ðồng Ngọc Lũ I, MatTDong06a.jpg (34772 bytes)cho biết chính xác tổ tiên ta đã có nhạc cụ Trống Ðồng, Trống bịt da và Khèn. Về mặt âm nhạc, Trống Ðồng được các Dân tộc Việt Nam sử dụng với vai trò là một nhạc cụ trong suốt chiều dài lịch sử, điều này được ghi lại trong tất cả các cuốn sử sách Việt Nam và cả sách sử Trung Quốc. Trong khoa nghiên cứu lịch sử âm nhạc, Trống Ðồng còn là nhạc cụ có tính liên tục lịch sử được chế tạo tại chỗ, được sử dụng trong âm nhạc dân tộc từ thời lập quốc đến nay, Trống Ðồng là một biểu hiện của truyền thống văn hóa Việt Nam. (Tô Ngọc Thanh, Hồng Thao - Tìm hiểu âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam- Nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội - 1986) .

In the VIIth century, Lục Tuân, a man in Ðường dynasty and the author of " Lĩnh biểu Lục dị" said "Giao Chỉ  people used the dried gourd, which had one tubes with trumpet reed inside to blow. The sound was clear and followed the Nhã rule. This instrument was called Sinh". In linguistic terms, the word Khèn was used for an aerophonic musical instrument. The instrumentalist had to use his mouth to blow. The Hán  people gave the phonetic symbol of Khèn - kèn which was pronounced as Sheng in their language. Vietnamese old scholars gave the phonetic symbol of the word Sheng in Old Chinese-Viet - letter style. As a result, this word was translated in old document as Sinh. Sheng was changed into Sinh. The root was Khèn-kèn. Khèn was a kind of musical instruments existing in Hùng Vương Age. Its image was not only carved on the round statue but also found in different places (Hà Tây, Nam Hà, Hải Phòng, Thanh Hoá).  

Vào thế kỷ thứ VII, Lục Tuân, người đời Ðường, tác giả sách " Lĩnh biểu Lục dị" đã ghi chép" Người Giao Chỉ lấy quả bầu khô, cắm 13 cái ống có lưỡi gà vào mà thổi, tiếng nghe trong trẻo, hợp với luật lã, cái ấy gọi là cái Sinh", về mặt ngôn ngữ học, Khèn vốn là từ dùng để chỉ nhạc cụ Hơi, khi chơi phải dùng miệng mà thổi, người Hán phiên âm từ Khèn - kèn theo tiếng nói của họ là Sheng. Các nhà Nho Việt Nam lại phiên âm từ Sheng theo kiểu Hán-Việt, nên trong văn bản xưa dịch là cái Sinh. Sheng dịch thành Sinh, nhưng gốc chính là Khèn - Kèn. Khèn là một nhạc cụ chắc chắn có ở thời Hùng Vương, hình ảnh của Khèn chẳng những được khắc hoạ trên các Trống Ðồng, mà còn thấy trên các khối tượng tròn, tìm được ở nhiều nơi khác nhau (Hà Tây, Nam Hà, Hải Phòng, Thanh Hoá).

There were different kinds of khèn given the art of carving. Some khèn had long resonators. Others had short ones. In addition, it can also be inferred that khèn was used in different occasions, for instance, accompanying the dancing, blowing in combination with dancing. Cồng Chiêng in Hùng Vương Age also left some image on the Bronze drum. On the 6th decoration of Ngọc Lũ Bronze drum I, there were the following pictures:  "a house with curved roof and picked fence. On the fence were many circles with a point in the center. Between two fences was the entrance. A man standing at the entrance stretched his hands to both sides, where placed the fence. Many scholars assumed that this was the Chiêng performing. In another part in this circle, there was a dancer holding something, which was called the bell, in his hand. Musical bell was the musical instrument, which was found in the relics and the grave of the Hùng Vương Age. The small bell had a pendulum inside. The bell and the pendulum usually went together to make a bunch containing 2 to 5 bells different in size, pitch and hung to a bronze bracelet or a bronze piece". Bell is an idiophonic musical instrument. Its image can also be found on Bronze Drum and clothes for festivals. People in the past usually strike the bell while performing dance. 

Có nhiều kiểu khèn khác nhau, qua sự phản ảnh của nghệ thuật tạo hình: có chiếc thuộc loại bầu dài, có chiếc thuộc loại bầu ngắn. Cũng qua phản ảnh của nghệ thuật tạo hình thời Hùng Vương, có thể thấy nhiều trường hợp sử dụng khèn khác nhau như đệm cho múa, vừa thổi khèn vừa múa. Cồng Chiêng thời Hùng Vương cũng để lại hình ảnh trên Trống Ðồng, cũng trên hoa văn Trống Ðồng Ngọc Lũ I còn ghi khắc các hình sau: " Một mái nhà cong, có cọc chắn để dựng liếp. Trên các liếp có những hình tròn có chấm giữa, giữa hai liếp là cửa ra vào. Một người đứng ở cửa giơ hai tay sang hai bên liếp. Nhiều học giả cho rằng đây là cảnh đánh Chiêng. Trong một phần khác cũng ở vành hoa văn này, có người múa, tay nắm một vật mà các nhà nghiên cứu gọi là cái Chuông. Chuông nhạc là những nhạc khí tìm được nhiều trong các di chỉ và mộ táng thời Hùng Vương. Những chiếc nhỏ có quả lắc ở trong, thường thấy đi với nhau thành một chùm, từ hai đến 5 chiếc, kích thước khác nhau, độ trầm bổng khác nhau, xâu hoặc mắc vào các vòng đồng hoặc tấm đồng. Ðây là thứ nhạc cụ sử dụng theo hướng rung lắc để tạo âm thanh. Chẳng những nhạc cụ này đã có hiện vật, mà hình ảnh trung thành của nó cũng còn thấy thể hiện trên trống Ðồng, trong bộ quần áo ngày hội, người xưa vừa múa vừa gõ loại chuông này.

Thus, from the decoration on the Bronze Drum of Ngọc Lũ 1, we can describe the face of Việt music as follows: About musical instruments, there were Bronze Drums, Chiêng Cồng (Gongs), Drums with leathered surface, Khèn and one-tube or two-tube flute with sound holes. Besides, in the period Vietnam had music of many parts. Nowadays, it is impossible to discover how our ancestor sang. The image of a couple carving on Bronze Drum shows that hát đối đáp (repartee singing) existed in the time. Based on the principles of music, we can find that music had started with human beings' natural musical instrument - their voice before musical instruments were invented. In addition to the voice, our ancestors also used sticks beating on other objects to create their favorite rhythms. Not until attaining certain musical awareness and knowledge were human beings able to create elaborate musical instruments such as Bronze Drum and the set of Chiêng and Cồng. No one has been found playing musical instruments without singing and vice versa, singing without musical instruments.

Như vậy với hoa văn Trống Ðồng Ngọc Lũ I, ta có thể hình dung khuôn mặt âm nhạc thời kỳ ấy như sau: có các nhạc cụ: Trống Ðồng, Chiêng Cồng, Chuông đồng, Trống mặt da, Khèn, các loại sáo gắn lưỡi gà một ống, hai ống, ngoài âm nhạc một bè đã có âm nhạc nhiều bè. Ngày nay chúng ta không có cách nào để biết xưa kia tổ tiên ta đã ca hát ra sao ? Ðôi nam nữ được khắc trên Trống Ðồng đã biểu hiện lối hát đối đáp giao duyên, căn cứ vào những qui luật phổ biến của âm nhạc, ta có thể ước đoán khá tin cậy: thông thường trước khi biết chế tạo các nhạc cụ, con người đã tiến hành âm nhạc bằng chính cái nhạc cụ có sẵn mà thiên nhiên phú cho họ là giọng hát. Ðồng thời với giọng hát, người cổ xưa còn có thể lấy que, gỗ đập vào một vật khác để tạo ra những nhịp điệu mà họ ưa thích, nhưng để có những nhạc cụ được chế tạo rất công phu như Trống Ðồng, hoặc có các nhạc cụ khác có quan hệ với nhau thành dàn như Chiêng, Cồng thì phải đợi đến khi nào con người có một ý thức và trình độ tư duy âm nhạc cao mới có thể có được. Người ta chưa từng thấy một dân tộc nào chỉ có nhạc cụ mà không có hát và ngược lại cũng có những dân tộc chỉ có hát mà lại không có nhạc cụ.

According to Lê Tắc in An Nam Chí Lược a 19 volume work written in 8-9th century and published in 1961 by the Vietnamese Historical Document Translation Committee - Huế Universty Publishing House, the first volume (page, column 1, likes 9-16) names 12 musical instruments: Trống cơm (Rice Drum), Tiểu bạt, Tất tiêu, Tiểu quản, Ðại cốc, Sáo (Transversal flute), Tiêu (Vertical flute) call đại nhạc,  Cầm -Tranh, Tỳ bà, thất huyền and Song huyền call tiểu nhạc.

PhattichTrong.jpg (29309 bytes)Theo Lê Tắc trong An Nam Chí Lược (viết khoảng thế kỷ XIII-XIV gồm 19 quyển do Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam-Viện Ðại học Huế ấn hành năm1961). Ở quyển đệ nhất: (trang 47, cột 1 từ dòng 9 đến dòng 16) có nhắc đến 12 nhạc khí: Trống cơm, Tiểu bạt, Tất tiêu, Tiểu quản, Ðại cốc, Sáo, Tiêu, Ðàn Cầm, Ðàn Tranh, Ðàn Tỳ Bà, Ðàn Thất huyền, Ðàn Song huyền, nguyên văn như sau: " Nhạc hữu phạn sĩ cổ, bổn Chiêm-Thành, thể viên trường, nghiên khí phạn niêm cổ diện trung, phách chi thanh lượng, hiệp Tất-lật, tiểu quản, tiểu bạt, đại cổ, danh vi đại nhạc... Cầm -Tranh, Tỳ bà, thất huyền, song huyền, sinh địch, tiêu quản, danh tiểu nhạc,... ".

Dịch: Về nhạc có cái Trống cơm, gốc Chiêm Thành, hình tròn, dài, có phết cơm giữa mặt trống, cùng với cái Phách, hợp với Tất lật...đại cổ gọi là Ðại nhạc...Tranh, Tỳ, Thất huyền... Sinh quản gọi là Tiểu nhạc.

PhattichDay.gif (159719 bytes) PhattichTieuKeo.gif (210035 bytes)

At Phật Tích pagoda (about 20km from Hanoi), there is a dynasty's statue of human-head-and-bird-body playing  Trống Phong Yêu,  on each side of the square blocks of stones which serve as pillar pedestals of big pagodas, there is a carving of an orchestra of 10 musicians, 2 of whom blowing kềnh, one striking castanet, one performing Nhị, one blowing transversal flute Sáo ngang, one playing Tranh, one executing vertical flute Tiêu and one playing Nguyệt (or sometimes Tam), and one striking Trống. It proves that Vietnamese artists had known how to corporate musical instruments into a complete orchestra including knocking instruments (castanet and Drum), Wind instruments (Sáo ngang, Tiêu, Kềnh), chordophonic plucking instruments (Tranh, Tỳ, Nguyệt or Tam) and chordophonic bowing instruments (Nhị). According to Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh, and Kiều Phú  in Lĩnh Nam Chích Quái -  a collection of folk tales and legends of the Hùng Vương age, in Phong Châu, (Vĩnh Phú  province today), there existed activities of singing, playing Trống and Vĩnh Phú Chuông (Bell). Further back time to the age of Lạc Long Quân, people in the north knew to use Drums as order-giving device. Việt Sử Thông Giám Cương Mục Triều Nguyễn (19th century) also mentioned Trống, Chuông and Khánh as musical instruments which were used during one or two hundred years before and after Christ.

Chùa Phật Tích (cách thủ đô Hà Nội 20km) có pho tượng đầu người mình chim bằng đá của thời Lý (1010-1225) đang vỗ Trống Phong Yêu, trên những phiến đá vuông mà xưa kia người ta dùng để làm bệ kê các cột chùa to lớn, 4 mặt cạnh của các phiến đá ấy có chạm nổi dàn nhạc gồm 10 người gồm: 2 người thổi kềnh, 1 người gõ Phách, 1 người kéo Nhị, một người thổi Sáo ngang, 1 người gảy đàn Tranh, 1 người đàn Tỳ Bà, 1 người thổi Tiêu, 1 người đánh Ðàn Nguyệt (hay Ðàn Tam), 1 người đánh Trống, như vậy từ 1.000 năm nay đã có một dàn nhạc gồm Bộ Gõ: Phách, Trống; Bộ Hơi: Sáo ngang, Tiêu, Kềnh; Bộ Dây gảy: Tranh, Tỳ, Nguyệt hay Tam và bộ Dây kéo: Nhị. Theo các tác giả Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh, Kiều Phú trong sách Lĩnh Nam Chích Quái (viết khoảng thế kỷ XIV-XV) dưới dạng sưu tập truyện cổ và truyền thuyết dân gian có kể vào thời kỳ Hùng Vương (2.500 - 3.000 năm trước đây) ở đất Phong Châu, thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay đã có sinh hoạt ca hát, gõ Trống, khua Vĩnh Phú Vĩnh Phú , và xa hơn nữa dưới thời Lạc Long Quân, về phía Bắc người ta đã dùng Trống da thú làm lệnh. Sách Việt Sử Thông Giám Cương Mục Triều Nguyễn (thế kỷ XIX) có nhắc đến một số nhạc khí cổ là Trống, Chuông, Khánh, được sử dụng vào một hai trăm năm trước và sau Công nguyên.

From above evidence, we can conclude that: "On the area of Vietnam an advanced form of music has come into existence together with the bronze civilization since 4000 years ago. That music has a system of musical instruments of Airophone (Khèn, Sáo), of Idiophone (Bronze Drum, Gongs, Bells and maybe Stone lutes or đàn Ðá ), and of Membranophone (leathered surface Drum). That music consisted of one part, two parts or many parts, and certainly included a system of songs of corresponding advanced level". In practice, this form of music serves as the first foundation for Vietnamese traditional music. Since the down of our nation's history, many traditional music have come into existence, which takes part in the conformation of the long standing culture of the long standing people.

Từ những điều trên, ta có thể kết luận rằng: " Cách đây 4.000 năm, trên dãi đất Việt Nam, cùng với nền văn minh đồ đồng Ðông Sơn, đã xuất hiện và hình thành một nền âm nhạc phát triển. Nền âm nhạc đó là một hệ nhạc cụ phong phú thuộc các họ nhạc cụ Hơi (Khèn, Sáo) họ Tự thân vang (Trống Ðồng, Chiêng- Cồng, Chuông và có thể đàn Ðá nữa) họ nhạc cụ Màng rung (Trống bịt da). Nền âm nhạc đó đã có bài bản, bè đơn, bè kép, nhiều bè và chắc chắn có một hệ các bài ca với trình độ phát triển tương ứng" và thực tế đây chính là nền tảng đầu tiên của âm nhạc Dân tộc Việt Nam. Từ buổi bình minh hình thành lịch sử, nhiều nhạc khí truyền thống đã có mặt như những nhân chứng cụ thể, góp phần khẳng định một nền văn hóa lâu đời của một Dân tộc có một lịch sử lâu đời.

1.1.4 GENERAL FEATURES OF VIETNAM AND ITS MUSICAL INSTRUMENTS.

Looking over the Pacific Ocean to the east and south, Vietnam belongs to the tropic zone and is rich in fertile land, mineral mines and jungles with various kinds of animal. Generally speaking, the main geographical and climatic features of Vietnam are: First,  a hot wet and rainy climate, Vietnam is always exposed to the bright sunlight and wet monsoon. Second, Vietnam has a close association with water. Hence it is the water that forms the spiritual culture as well as the water-rice civilization of this country. Third, this nation is a "four-way crossroad" where many cultural exchanges between Southeast Asian countries take place. These special natural conditions have a great influence on Vietnamese traditional musical instruments in many aspects (citing from Pro. Dr. Trần Ngọc Thêm - Cơ sở Văn hóa Việt Nam, University of Social Sciences and Humanities, 1997, page 27).

1.1.4. Vài nét chung về đất nước Việt Nam và các nhạc khí

BandoVietNam.jpg (49202 bytes)Soi bóng xuống Thái Bình Dương, Việt Nam nằm trong vòng đai nhiệt đới của trái đất, đất đai phì nhiêu, có nhiều khoáng sản, rừng cây phong phú và nhiều loại động vật. Hoàn cảnh địa lý - khí hậu có ba đặc điểm cơ bản: Thứ nhất: đây là xứ nóng, mưa nhiều, Việt Nam với khí hậu nóng ẩm thường xuyên phơi mình trong ánh nắng vàng và được tươi tắm trong những đợt gió mùa ẩm ướt. Thứ hai: đây là một vùng sông nước, sông nước đã để lại dấu ấn quan trọng trong tinh thần văn hóa khu vực này, chính nó tạo nên nét độc đáo của nền văn hóa nông nghiệp "lúa nước". Thứ ba: nơi đây là giao điểm ("ngã tư đường") của các nền văn hóa, văn minh trong khu vực Ðông Nam Á, là nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa khác nhau của Ðông Nam Châu Á. Nhạc khí truyền thống Việt Nam cũng chịu sự tác động nhiều mặt của điều kiện đặc biệt ấy. (dẫn theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm - Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -1997 - trang 27).