CHORDOPHONIC MUSICAL INSTRUMENTS  NHẠC KHÍ DÂY

  

DÂY GẢY  Ty3.jpg (15000 bytes)   Tranh4.jpg (36753 bytes)

DÂY KÉO   KeoCoLiu1c.jpg (15740 bytes)  KeoCogao1.jpg (9615 bytes)

 

CHAPTER II

2.1.1 CHORDOPHONIC MUSICAL INSTRUMENTS OF PLUCKING BRANCH

Archeological items have shown that Vietnamese culture has been shaped since our ancestors time through musical instruments such as Bonze Drum (Trống Ðồng) and Gongs (Cồng Chiêng). Likely, pieces of thin bronze strings found at archeological sites of Hùng Vương age such as Ðồng Lấm, Gò Mun and Thiệu Dương have proved that simple chordophonic musical instruments have existed from that age. According to Lê văn Lan "Hùng Vương Age", these instruments may be similar to Quân Drum, a very old musical instrument of Southeast Asia which is still in use today.

2.1.1. NHẠC KHÍ DÂY GẢY                                            

ừ các di vật của khảo cổ học đã chứng minh được người Việt Nam từ rất xa xưa đã có một nền văn hóa được biểu hiện bằng các nhạc khí như Trống Ðồng, Cồng Chiêng ...những đoạn dây đồng mảnh nhỏ được tìm thấy do đào được trong lòng đất Việt Nam ở các địa điểm khảo cổ như Ðồng Lấm, Gò Mun, Thiệu Dương, thuộc thời kỳ Hùng Vương cho phép chúng ta dự đoán thời bấy giờ cũng đã xuất hiện vài thứ đàn dây thô sơ. (Theo Lê văn Lan - Thời đại Hùng Vương) đây là một thứ đàn dây tương tự như chiếc Trống Quân, một nhạc khí rất cổ ở vùng Ðông Nam Á mà nay nhiều vùng vẫn còn.

Nguyệt lute: Pro. Dr. Trần Văn Khê in his work Âm nhạc truyền thống Việt Nam (Vietnamese Traditional Music) says that some Vietnamese today players, and players in the late XVII century created Nguyệt lute based on the Nguyệt of Mongolia, and named it Song vận since it had two double-strings, one of which were later taken out to make today two stringed Nguyệt lute. We can find some other instruments of plucking branch such as those used in Bát âm orchestra carved on bas-relieves at the pedestals of pillars in Phật Tích Pagoda, or Tỳ Bà lute, Tranh lute, Tam lute, etc. on wooden carving at Thái lạc pogoda (in Hưng Yên province). They were brought into Vietnam from other countries, being localized in methods of performing and have later became one of Vietnamese traditional musical instruments.

Ðàn Nguyệt: theo (GSTS Trần Văn Khê - Âm nhạc truyền thống Việt Nam) "thì cuối thế kỷ thứ XVIII một số nhạc sĩ, nghệ nhân Việt Nam đã nghiên cứu từ cây Ðàn Nguyệt cầm của Mông cổ mà chế ra cây Ðàn Nguyệt Việt Nam mà họ đặt tên là cây đàn Song vận, lúc đầu có 2 dây đôi, về sau còn lại hai dây như Ðàn Nguyệt hiện nay". Nhiều nhạc cụ dây gảy khác mà chúng ta thấy trên những phù điêu là dàn Bát âm thời Lý ở phiến đá chân cột Chùa Phật Tích (Hà Bắc) hoặc trên những bức chạm gỗ chùa Thái lạc (Hưng Yên) như Ðàn Tỳ Bà, Ðàn Tranh, Ðàn Tam... có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập vào đất Việt và các nhạc khí ấy đã được Việt hóa trong cách biểu diễn (rung nhấn) và đã trở thành nhạc khí Việt Nam.

Ðáy lute: is also called Vô để cầm (which means bottomless musical instrument). This name has become popular until today. According to Phạm Ðình Hổ in Vũ trung Tùy bút, each time an artist went to the music hall, he would put his Ðáy lute in a bright red silk and wear it on their backs. Also in the same book, the author said that Ðáy lute was found in orchestra of Giáo phường in 1470. They existed together with the singer and her castanets. In Giáo phường orchestra, a singer was accompanied by many instruments. However, since the XIX century, Ðáy lute has become the only instrument accompanying in Ả Ðào singing (which belongs to the genre of Ca trù). Ðáy is a unique instrument of plucking branch in Vietnam, which has been mentioned for at least for 200 years ago.

Ðàn Ðáy: Ðàn Ðáy hay Vô để cầm (nghĩa là đàn không có đáy) tên gọi này đã dần dần quen tai và được giữ lại đến ngày nay. Theo (Phạm Ðình Hổ - Vũ trung Tùy bút) có chép: mỗi khi quản giáp đến nhạc đường, ông ta lấy khăn nhiễu điều quàng vào lưng để đeo cây Ðàn Ðáy. Cũng theo Vũ trung Tùy bút: Ở dàn nhạc Giáo phường năm 1470 đã thấy có Ðàn Ðáy bên cạnh dàn nhạc. Sự xuất hiện của Ðàn Ðáy có gắn liền với giọng hát và tiếng phách của các đào nương. Trong âm nhạc Giáo phường, Ả Ðào hát với cả dàn nhạc đệm, những từ thế kỷ thứ XIX trong lối hát Ca trù Ðàn Ðáy trở thành cây đàn duy nhất đệm cho Hát Ả Ðào. Ðàn Ðáy là nhạc khí dây gảy độc đáo của Việt Nam, có từ bao giờ không thật rõ nhưng ít ra cũng đã được nhắc tới vào thời gian cách đây 200 năm.

Ðàn Bầu (Monochord): According to  Pro..Tô Vũ, Dr.Thụy Loan, M.A.Chí Vũ in Ðại cương về nền âm nhạc truyền thống Việt Nam, At first it had a very simple structure: a sound board made of a piece of bamboo, an iron string, a neck and a hard shell of a gourd; in Ðại Nam Thực lục niên biểu, these three authors also revealed that Ðàn Bầu was invented by Tôn Thất Dục in 1770. Nguyễn Hữu Thu has proved that there is a relationship between Quân Drum and Bầu lute in the work Tư duy Việt cổ từ nhạc khí Trống Quân. According to Lê Quí Ðôn in Kiến văn Tiểu lục:  "Trần Phu wrote in sứ Giao Chỉ, whenever being invited to have banquets at Thập hiền palace, he saw at each side of the palace was groups of 10 artists sitting on the floor playing instruments such as Ðàn Tỳ Bà, Cầm, Tranh and Nhất huyền lute"

Ðàn Bầu: "được chế tác lúc ban đầu hết sức đơn giản: một khúc bương làm hộp cộng hưởng, một sơi dây sắt, một chiếc cần và một vỏ quả bầu" (GS.Tô Vũ, PGS.TS.Thụy Loan, PTS.Chí Vũ - Ðại cương về nền âm nhạc truyền thống Việt Nam) đồng thời 3 tác giả trên đã dẫn chứng ở Ðại Nam Thực lục niên biểu, quyển XI cho rằng Ðàn Bầu được Tôn Thất Dục chế tác vào năm 1770. Theo (Nguyễn Hữu Thu trong bài Tư duy Việt cổ từ nhạc khí Trống Quân) có dẫn chứng về mối liên hệ qua Trống Quân với Ðàn Bầu. Sách Kiến văn Tiểu lục của Lê Quí Ðôn có ghi: " Sứ giao tập (tập thơ văn khi đi sứ Giao Chỉ của Trần Phu) nói: thường dự yến ở điện Thập hiền, thấy đào kép (nam ưu nữ xướng) mỗi bên 10 người đều ngồi dưới đất, có các thứ đàn như Ðàn Tỳ Bà, Cầm, Tranh, Nhất huyền..."            

 

2.1.2 CHORDOPHONIC INSTRUMENTS OF BOWING BRANCH (ARCHET)

How long have chordophonic instruments of bowing branch existed?  If the carved pictures on big stones used as wedge for some pillar of Phật tích pagoda (in Hà Bắc) is a reliable reflection of history, we can affirm that two-stringed fiddled Ho has existed in Vietnam since the Xth century (Pro.Tô Vũ - Traditional Musical Instruments and National and Modern Characteristics- Art Studying Magazine-No2-1974). Had the carved picture of Hồ fiddle on stones in Phật tích pagoda "originated in Asia been changed at its coming to China before it comes to Vietnam?" (Deputy Professor Doctor Thụy Loan - Some Thought on The Vitality in The History of Music- Musical Studying Magazine - No 1- 1979). Hồ and Nhị fiddle have been familiar with Việt people for a long time. They take part in Việt orchestra such as orchestra of Court Music, orchestra of Tuồng, Chèo. Two-stringed fiddle (also called Nhị) owes its name to its stock-neck-like shape. It is the most popular fiddle. Gáo  fiddle (also called Hồ fiddle) is a kind of fiddle whose resonator is made of half of the shell of a gourd. Resonator looks like a coconut shell. In fact, Hồ fiddle is a kind of fiddle with middle pitch. It is played at the same time with fiddle or accompanies the singing. In the orchestras in Southern areas, there are always Ðàn Cò (Nhị) Cò Líu, Cò Lòn and Gáo fiddle. The chordophonic instrument is relatively to one another in timbre, rich in performing ability. They produce different melody, mixed sound and modes. They can easily accompany other musical instruments. This rather complete chordophonic instrument plays an important part in the National Orchestra.                   

2.1.2.NHẠC KHÍ DÂY KÉO (cung vĩ)  

hạc khí dây kéo (cung vĩ) đã xuất hiện từ bao giờ ? " Những đường diễu trên những bệ đá kê chân một số cột ở Chùa Phật tích (Hà Bắc), nếu giá trị phản ánh hiện thực lịch sử của nó có thể tin cậy được, sẽ cho phép ta khẳng định là ít ra từ thế kỷ thứ X, ở Việt Nam đã có cây Hồ là một loại đàn Vĩ " (GS.Tô Vũ - Nhạc khí với tính Dân tộc và tính Hiện đại- Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật- số 2-1974). Cây Ðàn Hồ trên bệ đá Chùa Phật Tích "có nguồn gốc từ Trung Á phải chăng đã biến dạng qua Trung Hoa trước khi vào Việt Nam" (PGS.TS Thụy Loan - Suy nghĩ về sức sống Việt Nam qua những chặng đường sử nhạc- Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số 1-1979). Ðàn Hồ và Nhị đã quen thuộc với người Việt từ lâu, được sử dụng trong Dàn nhạc và ngoài dân gian, trong Dàn nhạc Cung đình, Dàn nhạc Tuồng, Chèo. Ðàn Cò (Nhị) gọi là Ðàn Cò vì đầu cán Ðàn Cò có hình vòng như cổ Cò, Ðàn Cò (Nhị) được phổ biến nhất. Ðàn Gáo (Ðàn Hồ) là loại đàn có bầu đàn làm bằng nửa quả bầu giống hình cái Gáo, đàn Hồ thực tế là loại Ðàn Cò (Nhị) trung âm, Ðàn Gáo thường hòa tấu chung Cò (Nhị) hoặc đệm cho hát. Trong hòa tấu thính phòng Nam Bộ có Ðàn Cò (Nhị) Cò Líu, Cò Lòn,  Ðàn Gáo. Những nhạc khí dây kéo (cung vĩ) này tương đối đồng nhất về mặt màu âm, có khả năng diễn tấu, thể hiện các phần giai điệu, hòa âm, sắc thái và dễ dàng dung hòa với các nhạc khí khác trong dàn nhạc. Ðây là Bộ Dây kéo (cung vĩ) tương đối hoàn chỉnh giữ vai trò quan trọng trong Dàn nhạc Dân tộc.