Chũm Chọe
4.2.NHẠC
KHÍ TỰ THÂN
VANG
4.2.2.NHẠC KHÍ TỰ THÂN VANG DẬP, LẮC
4.2.2.3.
CHŨM CHỌE-NÃO BẠT HAY CHẬP CHÕA
|
1-Giới
thiệu
sơ lược:
hũm
Chọe còn gọi là Não Bạt, Chập Chõa
là nhạc khí tự thân vang của Dân
tộc Việt và nhiều Dân tộc ở Tây
nguyên, Chăm, Khơ me và các dân tộc
ở miền cao nguyên Bắc Bộ.
2-Xếp
loại:
hũm
Chọe là nhạc khí tự thân vang dập phổ biến tại Việt Nam, đồng
thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có.
3-Hình
thức cấu tạo:
hũm
Chọe làm bằng hợp kim đồng thiếc, gồm hai chiếc giống nhau,
hình tròn như chiếc đĩa ở giữa có núm để cầm. Chũm Chọe có
nhiều loại to, nhỏ khác nhau: Chập Bạt, Tiểu Bạt.
4-Màu
âm:
m
thanh Chũm Chọe to, vang, hơi chói tai.
Ví
dụ: (481-2a)
5-Kỹ thuật diễn
tấu:
hi
đánh Chũm Chọe, hai tay cầm hai núm, dập hai mặt vào nhau, có
lúc đập chéo xuống, chéo lên, người sử dụng Chũm Chọe vừa
đánh vừa múa .
Cheng - Chập:
6- Vị trí Chũm
Chọe trong các Dàn nhạc:

hũm
Chọe được sử dụng trong Dàn
nhạc của Cung Ðình, trong các Dàn
nhạc Lễ Miền Nam, trong các Dàn
nhạc Sân khấu Tuồng, Cải Lương,
trong đám rước Sư tử, trong Bộ Trống Ngũ lôi người chơi Chũm
Chọe vừa đành vừa múa. Chũm Chọe tham gia trong Dàn
nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu.
 
7-Những nhạc khí tương tự trên thế giớiŁ:
hiều
nước trên thế giới có Chũm Chọe như: Lào,
Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Miến Ðiện, Ấn Ðộ, Indonésia.
Theo (GSTS Trần văn Khê -Âm Nhạc Ðông Nam Á, trang 32, dòng 12)
Chập bạt nhỏ (Chũm choẹ nhỏ) gọi là Ching: có mặt trong các
Dàn nhạc Lễ ở Ðông Nam Á lục địa, dùng để gõ nhịp phân câu.
Trong Dàn nhạc lớn ở Bali, Chập bạt nhỏ gọi là Tjeng Tjeng (Cheng
cheng).

|