Phách
4.2.NHẠC
KHÍ TỰ THÂN VANG
4.2.1. NHẠC KHÍ TỰ THÂN VANG GÕ
1-Giới
thiệu sơ lược:
hách
là nhạc khí tự thân vang của Dân tộc Việt, có nhiều thứ Phách
khác nhau với các tên gọi khác nhau được sử dụng trong các thể
loại Ca, Nhạc và Múa.
2-Xếp
loại:
hách
là nhạc khí tự thân vang gõ do người Việt Nam sáng tạo.
3-Hình
thức cấu tạo:
 
hách
Ả Ðào gồm có bàn phách, lá phách và tay ba. Bàn phách:
là một miếng tre già chừng 30cm, bản rộng khoảng 4cm. Hai đầu
bàn phách là hai mấu tre già để làm chân nâng bàn phách lên
không chạm đất và tạo âm. Trông bàn phách giống như một chiếc
ghế dài nhỏ mà hai đầu mấu tre là hai chân đế. Lá phách:
là một dùi gõ kép gọi là lá phách gồm hai thanh dẹt ấp vào
nhau. Hai lá phách dài khoảng 28cm, gồm hai mảnh để chập vào
nhau như một chiếc dùi bổ dọc ra , do tay phải người đánh phách
cầm chập vào nhau để gõ vào mặt bàn phách. Tay ba: là
dùi gõ cầm bằng tay trái, chiều dài như hai lá phách, tay ba
thường làm gỗ mít.
Phách gỗ, Phách tre:
gồm hai thanh bằng gỗ cứng hoặc bằng hai thanh tre cát vót tròn,
đường kính khoảng 2cm, dài khoảng 18cm.
4-Màu âm:
m
thanh của phách Ả đào tiếng thanh thoát, nhẹ nhàng, khi rung lúc
róc nghe như tiếng chim yến hót, lúc thưa như tiếng hạc kêu sương
mới là tuyệt kỹ. Âm thanh của phách giòn, trong trẻo. Phách
gõ vang, phách tre tiếng gọn.
Ví dụ: (414
)
5-Kỹ
thuật diễn tấu:
heo
lời kể của GSTS Trần văn Khê về nghệ nhân (Bác Quách thị Hồ)
gõ Phách như sau: "Gõ Phách là dùng hai cái que nhập lại
thì tròn nhưng khi tách ra thì có phía tròn phía dẹp. Khi đánh phía
dẹp xuống "đòn gõ" là " lá phách"; đánh phía
tròn xuống là "tay ba", khi gõ phách thì phải "một
tay thấp, một tay cao" "một tiếng nhẹ, một tiếng mạnh,
một tiếng đục, một tiếng trong". Hai tiếng cùng đánh trong
một lúc gọi là "chắc"." Phách làm nhiệm vụ giữ
nhịp cho dàn nhạc, cho người múa, hát. Trong Ca Huế phách được
làm bằng gỗ gọi là Sênh, người ta tự gõ Sênh để cầm nhịp.
Ví dụ: (415)
Ví dụ: (416
)
Phách và
Trống Lễ
6-
Vị trí Phách trong các Dàn nhạc:
hách
Ả đào dùng để đệm cho hát do chính Ả Ðào đảm nhiệm, hòa cùng
với tiếng Ðàn Ðáy, tiếng Trống Chầu tạo nên một phong cách
rất độc đáo. Phách được sử dụng trong Dàn
nhạc Ðại nhạc, Dàn Nhạc Huyền của Cung Ðình, Dàn
nhạc Sân khấu Tuồng, Ban nhạc Chầu Văn, Ban nhạc
Ca Huế, Ban nhạc
đám ma.

7-Những
nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á:
Philippin có loại nhạc khí tương tự là Mõ tre Bentong agung, có
loại phách gồm 2 miếng gỗ dùng gõ nhịp như Phách miền Trung gọi
là Kalutang, có loại có nữa ống tre chẻ dài gõ bằng 2 đũa tre
như phách Ca trù gọi là Patangung. Ở Indonesia có Kentongan là
loại mõ bằng gỗ như loại Mõ làng của ta và Klélékan là Mõ
tre dùng để báo động (GSTS Trần văn Khê - Âm nhạc Ðông Nam Á.
trang 32, dòng 5). Tương tự Phách có Whip gồm hai thanh gỗ kẹp
vào nhau, ở Nam Mỹ có Claves.
|