Trống Chầu

4.1.NHẠC KHÍ MÀNG RUNG  
4.1.1.NHẠC KHÍ MÀNG RUNG GÕ (TRỐNG HAI MẶT)
4.1.1.7. TRỐNG CHẦU

TrongChau06.jpg (23849 bytes)1-Giới thiệu sơ lược:

rống Chầu là nhạc khí màng rung gõ không định âm của Dân tộc Việt và nhiều Dân tộc Việt Nam. Trống Chầu còn được gọi là Trống Ðại cổ, được sử dụng để mở màn một xuất hát trong điệu khai tràng của Hát Bội, hoặc thi vỡ nước của Hát Chèo. Trống Chầu cũng dùng để thưởng cho những câu hát êm tai, điệu múa đẹp mắt hoặc cách diễn nhập thần.

2-Xếp loại:

rống Chầu là nhạc khí màng rung gõ do người Việt Nam sáng tạo.  

 

 

3-Hình thức cấu tạo:

TrongChauCautao.jpg (16527 bytes)rống Chầu tương tự Trống Cái nhưng được làm công phu hơn. Trống Chầu là loại trống được bịt da trâu hai mặt, đường kính khoảng 50cm. Tang trống bằng gỗ mít cao khoảng 50cm.

Trống Chầu trong Hát Ả Ðào tương tự như Trống Ðế trống có hai mặt đường kính khoảng 15cm, được bịt bằng da nách trâu nạo mỏng, tang trống làm bằng một khúc gỗ mít khoét rỗng ruột cao khoảng 18cm, dùi trống còn gọi là roi Chầu làm bằng gỗ nguyệt quý hoặc gỗ găng. Trống Chầu chỉ đánh một dùi, âm thanh Trống Chầu của Hát Ả Ðào cao, trong sáng.     

 

4-Màu âm:

iếng Trống Chầu to, trầm và vang xa.

Ví dụ: (374-000m) trống hồiZ-Headphon.gif (478 bytes)

5-Kỹ thuật diễn tấu:

TrongChauBd1.jpg (22188 bytes)gười ta đánh Trống Chầu bằng dùi gỗ găng và chỉ đánh một dùi. Trong hát Tuồng, Trống Chầu điểm câu và đặc biệt là để khen, chê bằng một số âm thanh qui định: 1 tiếng là điểm câu, 2 tiếng là khen nghệ sĩ, 3 tiếng là rất khen, 1 tiếng tịch, (một dùi chặn, một dùi đánh) là chê, 1 tiếng cắc (đánh vào tang) là góp ý thầy tuồng. Trong Hát Chèo, cũng có qui định riêng. Cầm Chầu trong Sân khấu Tuồng hoặc Chèo đòi hỏi trình độ hiểu biết cao về mỗi loại nghệ thuật biểu diễn nầy.

Tùng: đánh vào giữa mặt trống, âm thanh kêu to, trầm và ngân dài.

Ví dụ: (375-5)Trống Chầu Hát Ả Ðào Z-Headphon.gif (478 bytes)

Cắc: đánh vào rìa mặt trống âm thanh chắc nịch.

Ví dụ: (376-6) Trống Chầu Hát Ả Ðào

Tùng-Cắc: Trống hồi thường đánh trước to và chậm, dần dần đổ hồi thì nhỏ và nhanh lên.

Ví dụ: (377-5+6)   
Trống Xòe: Ví dụ (378-2)    
Trống Sư tử: Ví dụ (379-3)
Trống Ngũ liên: Ví dụ (380-4)     
Trống Chầu và Lục lạc: Ví dụ (381-trgPd1)



6- Vị trí Trống Chầu trong các Dàn nhạc:

rống Chầu tham gia các Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Sân khấu Chèo, trong Hát Ca Trù.

BoGoDN1.jpg (118226 bytes)  

  

GiaohuongDT2.jpg (48204 bytes)   CheoDannhac2.jpg (79014 bytes)