Tóm tắt Chương 3
CHƯƠNG 3: NHẠC KHÍ HƠI:
Nhạc khí Hơi có Sáo thổi ngang. Tiêu thổi dọc tương tự Shakuhachi của Nhật Bản làm bằng đoạn gốc cây trúc không có lỗ phím. Phong tiêu là loại nhạc khí hơi, không có gì ngoài một ống nứa thông suốt, có khoét một lỗ ở đầu để thổi. Ðặc điểm chính của các nhạc khí Hơi lỗ thổiViệt Nam là các loại nhạc khí đều cấu tạo các lỗ bấm để trơn, không lắp thêm cần bấm (clef) nhằm mục đích để nhạc công vuốt ngón, tạo âm nhấn, luyến dễ dàng. Nhạc khí Hơi dăm kép như Kèn Bầu là nhạc khí có rất nhiều nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á, các loại kèn có bát kèn bằng gỗ như: Kèn Trung, Kèn Ðại, Kèn Bầu, Kèn Nam, kèn có bát kèn bằng đồng ở miền Nam gọi là Kèn Song Hỷ vì ngày xưa thổi cặp. Thời Chúa Trịnh kèn cũng gọi là Xúy quản. Kèn tổ sâu gọi là Trùng uyển Xúy quản. Hai loại kèn khác cũng bắt nguồn từ Tây Á nhập vào Trung Quốc đời Ðường, gọi là Pili (Việt Nam gọi là Tất lật). Kèn Tất lật như ống quản là loại kèn có dăm, khác với Kèn Sonar ở chỗ thân kèn hình ống tròn chớ không phải hình nón và không có bát. Pili có mặt trong Dàn Ðại nhạc của Việt Nam vào đời Trần. Một đặc điểm nữa là nhạc cụ ở Ðông Nam Á thường có âm trì tục (bourdon): Âm trì tục có thể liên tục một âm kéo dài hay là một âm cách hồi, cách đoạn, cũng có thể là hai ba âm trở đi, trở lại (ostinato), trong khi nhiều âm khác nối tiếp nhau thành giai điệu. |