The Chăm -Dân tộc Chăm |
The Chăm are also called Chàm, Chiêm Thành and Hoi. They have a population of about 99.000 people inhabiting in concentration in the provinces of Ninh Thuận and Bình Thuận. An other part of the Chăm lives in An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai and Hồ Chí Minh City. The Hroi small group alone settles in southwest Bình Thuận and northwest Phú Yên. Chăm language belongs to the Austro-Asian. The Chăm follow islam and Brahmanism. Here islam is devided into two groups: Ba Ni (old islam) and islam (new islam). Brahmanism’s doctrine drew about three-fifth of Chăm population in Ninh Thuận and Bình Thuận. The Chăm who live in the plains have a tradition of framing in submerged fields. They are experienced in intensive farming with irrigation, sowing seeds and applying fertilizers. The Chăm are involved in business. Pottery making and cotton cloth weaving are two well-known sideline occupations. Dân tộc Chăm còn có tên gọi khác là Chàm, Chiêm Thành, Hoi. Số dân hiện có khoảng 99.000 người, sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chàm; tây nam Bình Định và tây bắc Phú Yên có người Chàm thuộc nhóm Hroi. Tiếng nói dân tộc Chăm thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Bên cạnh tôn giáo bản địa, người Chăm theo đạo Hồi và đạo Bà La Môn. Đạo Hồi ở đây có hai nhóm : bà Ni (Hồi giáo cũ), Ixlam (Hồi giáo mới). Đạo Bà La Môn thu hút khoảng 3/5 dân số Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. Đồng bào Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp bón phân, làm thủy lợi khá thành thạo. Một bộ phận người Chăm biết buôn bán. Hai nghề thủ công nổi tiếng là làm đồ gốm và dệt vải thổ cẩm sợi bông.
|