Ðàn
Tranh
|
|
2.1.NHẠC
KHÍ DÂY
![]() 1- Thùng đàn; ; 2- Mặt đàn; 3-Thành đàn; 4- Ðáy đàn; 5- Cầu đàn; 6- Nhạn đàn; 7- Trục đàn; 8- Dây đàn; 9- Móng đàn. 1-Thùng đàn: hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn rộng khoảng 20cm. 2-Mặt đàn: vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ nhẹ (gỗ tung, thông hay ngô đồng)ï
4-Ðáy đàn: dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn. 5-Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có 16 lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây. 6-Nhạn đàn: Trên mặt đàn có 16 nhạn đàn, các con nhạn (chevalet) để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây trong lúc đang đàn, các con nhạn đều có thể làm bằng nhựa, xương, ngà, đồng thau, gỗ trắc hoặc cẩm lai hiện nay bằng nhựalà phổ biến. 7-Trục đàn: ở đầu hẹp Ðàn Tranh có 16 trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục đàn có thể làm bằng nhựa, đồng thau, gỗ trắc hoặc cẩm lai. 8-Dây đàn: dây đàn bằng đồng thau, thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau như 20mm, 25mm, 30mm, đến 50mm. 9-Móng đàn: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy thường được làm bằng đồi mồi, Inox. ![]() àn Tranh có âm cao, màu âm vui tươi, trong sáng, tầm âm Ðàn Tranh, tùy theo số lượng dây gồm 3 quãng 8 từ Ðô lên Ðô3 ( C đến C3).
Ví dụ: (010-1) Ví dụ: (011-2) Ví dụ: (012-3) Màu âm:
Ngồi chiếu: nghệ nhân ngồi trên sàn diễn, xếp chân trên chiếu.
Ngón Á: là một lối gảy rất phổ biến của Ðàn Tranh, đây là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc, thường ngón Á hay ở vào phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh đầu hay cuối câu nhạc. a-Á xuống: theo lối cổ truyền, Á xuống là gảy liền các âm liền bậc, từ một âm cao xuống các âm thấp, tức là sử dụng ngón cái của tay phải lướt nhanh và đều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp: Ví dụ: (013-25) b-Á lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây, nhưng vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ một âm thấp lên các âm cao. Ví dụ: (014-26) c-Á vòng: kết hợp Á lên và Á xuống, Á vòng thường chuẩn bị cho mở đầu hoặc kết thúc một câu nhạc, có trường hợp nó được sử dụng để tả cảnh sóng nước, gió thổi, mưa rơi và có thể sử dụng ngón Á vòng liên tiếp với nhiều âm hơn. Ví dụ: (015-27) Song thanh: 2 nốt cùng phát ra một lúc, song thanh truyền thống chỉ dùng quãng 8, các nhạc sĩ hiện đại còn kết hợp dùng các quãng khác. Ví dụ: (016-6) Ví dụ: (017-4) Ngón vê: là sử dụng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1-2; 1-3; 1-2-3, gảy trên dây liên tục và các ngón khác phải khum tròn, cổ tay kết hợp với ngón tay đánh xuống, hất lên đều đặn. Khi vê đầu móng gảy không nên đặt quá sâu xuống dây sẽ tạo tiếng đàn không đều đặn, êm ái. Ví dụ: (018-7) Ví dụ: (019-8) Kỹ thuật tay trái: Tay trái có các ngón nhấn, rung, mổ, vuốt... Ngón rung: là cách dùng một, hai hoặc ba ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây đàn (bên trái hàng nhạn đàn) mà tay phải vừa gảy. Ví dụ: (020-11) Ngón nhấn: là ngón sử dụng để đánh thêm được những âm khác có thể là 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống dây Ðàn Tranh không có. Cách nhấn là sử dụng ba đầu ngón tay trái nhấn xuống tùy theo yêu cầu của bài (nửa cung nhấn nhẹ, 1 cung nhấn nặng hơn) nghệ nhân dùng tai nghe để điều chỉnh tay nhấn. Ví dụ: (021-10) Ngón nhấn luyến: là ngón sử dụng các ngón nhấn để luyến hai hay ba âm có độ cao khác nhau, âm thanh nghe mềm mại, uyển chuyển gần với thanh điệu tiếng nói. Có hai loại nhấn luyến: Nhấn luyến lên: nghệ nhân gảy vào một dây để vang lên, tay trái nhấn dần lên dây đó làm âm thanh cao lên hoặc tiếp tục nhấn cho cao lên nữa. Ví dụ: (022-26) Nhấn luyến xuống: muốn có âm luyến xuống, trước hết phải mượn nốt. Ví dụ muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy sau; khi âm Fa ngân lên ngón tay trái nới dần để âm Rê của dây đó vang theo luyến tiếng với âm Fa. Ðánh âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống chỉ cần gảy một lần thôi. Ðộ ngân của các âm nhấn luyến được ghi như các nốt nhạc bình thường. Nghệ nhân cần phân phối thời gian để các âm có thể đều hoặc không đều nhau, độ cao của âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống có thể trong vòng quãng 4 nếu là khoảng âm thấp hoặc quãng 2, quãng 3 thứ ở những âm cao, không nên sử dụng liên tiếp nhiều âm nhấn luyến. Ví dụ: (023-29) Ngón nhún: là cách nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc. Ngón tay nhún tạo thành những làn sóng có giao động lớn hơn ở ngón rung, làm cho âm thanh thêm mềm mại, tình cảm sâu lắng. Ví dụ: (024-30) Ngón vỗ: là một kiểu ngón nhấn như đúng như tên gọi, đây là cách dùng hai hay ba đầu ngón tay (ngón trỏ, giữa, áp út) vỗ lên một dây nào đó phía bên trái nhạn đàn vừa được gảy, và nhấc ngay các ngón tay lên làm âm thanh cao lên đột ngột từ nửa cung đến một cung. Có hai loại vỗ: a-Vỗ đồng thời: tức là cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ sẽ nghe thấy hai âm: một âm phụ cao hơn nửa cung hoặc 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính (âm phụ do ngón tay trái vỗ tạo nên). Ví dụ: (025-31) b-Vỗ sau: tay phải gảy dây xong, tay trái mới vỗ lên dây, như vậy sẽ nghe thấy 3 âm luyến: âm thứ nhất do tay phải gảy lên dây, âm thứ hai do ngón vỗ tạo nên, âm nầy cao hơn âm thứ nhất khoảng nửa cung hoặc 1 cung tiếp đó là âm thứ ba do ngón tay vỗ xong nhấc lên ngay, dây đàn được trở lại trạng thái cũ, âm thanh còn lại vang lên theo độ căng của dây đó lúc đầu. Ví dụ: (026-12) Ngón vuốt: tay phải gảy đàn tiếp theo dùng hai, ba ngón tay trái vuốt lên dây đàn đó từ nhạn đàn ra trục dây hay ngược lại làm tăng sức căng của dây một cách đều đều, liên tục. Âm thanh được nâng cao dần lên trong phạm vi 1/2 cung đến 1 cung. Ví dụ: (027-9) Ngón gảy tay trái: để thay đổi màu sắc, đồng thời phát huy khả năng âm thanh của dây đàn, ngón tay trái cũng có thể gảy dây trong phạm vi phía bên tay phải hàng nhạn đàn. Tay trái không đeo móng gảy nên khi gảy âm thanh nghe êm hơn nhưng không vang bằng âm thanh tay phải gảy. Có thể gảy bằng hai tay để tạo chồng âm nhưng thường là tay trái gảy những âm rãi trong khi tay phải sử dụng ngón vê hoặc đang nghỉ. Ví dụ: (028-32) Ngón bịt: là ngón vừa sử dụng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón tay trái đặt nhẹ trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên đầu nhạn đàn nếu là gảy một nốt nhạc. Nếu định gảy hẳn môät đoạn nhạc với toàn âm bịt, nghệ nhân sử dụng cạnh bàn tay phải chặn nhẹ lên cầu đàn, dùng tay trái gảy thay tay phải. Hiệu quả âm thanh ngón bịt không vang mà mờ đục, gây được ấn tượng tương phản rõ rệt với một đoạn nhạc đánh bình thường. Ví dụ: (029-33) Âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám. Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó. Âm bồi Ðàn Tranh nghe đẹp hơn hẳn so với nhiều loại đàn dây gảy khác. Ví dụ: (030-34) Ví dụ: (031-13)
Ví dụ: (032-20) Ví dụ: (033-21) Ví dụ: (035-14) Ví dụ: (036-15) Ví dụ: (037-16)
6- Vị trí Ðàn Tranh trong các Dàn nhạc: ![]()
|