Tiêu

3.NHẠC KHÍ HƠI  
3.1. NHẠC KHÍ HƠI LỖ THỔI 
    
3.1.2- TIÊU

1-Giới thiệu sơ lược:

Tieu2.jpg (12621 bytes)

iêu là nhạc khí thổi dọc trung âm không đáy của Dân tộc Việt và một số Dân tộc Mường (Ống ối), Thái (Píthiu), Êđê (Ðinh klia), Vân Kiều (Cơlui). Riêng người Khơ mú (Cam rưng) có các ống đáy kín (theo nguyên tắc Sáo Nai của Rumani và Sáo Tomarong của thổ dân da đỏ- theo GSTS. Tô Ngọc Thanh). Tiêu đã có ở Việt Nam hàng nghìn năm nay, trên hình chạm ở bệ cột đá Chùa Phật Tích từ thế kỷ XI ta thấy hình người thổi Tiêu với các nghệ nhân khác cùng diễn tấu.


Tieu01.gif (11142 bytes)2-Xếp loại:

iêu là nhạc khí hơi lỗ thổi phổ biến tại Việt Nam, đồng thời một số nước khác ở Châu Á cũng có. Tiêu được nhập và Việt Nam và trở thành nhạc khí Việt Nam.

 

3-Hình thức cấu tạo:

TieuCautao.jpg (13968 bytes)

iêu làm bằng ống nứa rỗng hai đầu, đường kính khoảng 2cm, dài khoảng 45cm. Người ta khoét hai bên gờ miệng ống một lỗ hình bán nguyệt để thổi. Trong trường hợp nầy phải tì đầu ống Tiêu có lỗ thổi vào cằm để bịt đầu ống. Có nơi làm bằng ống nứa một đầu có mấu, để không phải tì cằm. Tiêu có 6 lỗ bấm hình tròn nằm dọc theo lỗ thổi và một lỗ bên dưới. Ngày xưa Tiêu được khoét các lỗ theo thang âm bảy cung chia đều, nay khoét theo thang âm bình quân luật. Có nhiều loại Tiêu mà tên gọi căn cứ vào âm thấp nhất: Tiêu Ðô; Tiêu Rê; Tiêu Mi... để sử dụng tùy theo giọng của từng bản nhạc.

4-Màu âm, Tầm âm:

àu âm của Tiêu trầm ấm, du dương, trữ tình phù hợp với tình cảm sâu lắng, êm dịu. Tiếng Tiêu nghe gần tưởng như nhỏ, nhưng thật ra vang rất xa. Tầm âm Tiêu rộng hai quãng tám:từ  Ðô1 đến Ðô3  (c1 đến c3). TieuTamam.gif (16398 bytes)

 

Ví dụ: (314-1)

Tieu314.1.gif (10639 bytes)

Ví dụ: (315-17)

Tieu315.17.gif (22312 bytes)

Ví dụ: (316-9)

Tieu316.9.gif (12814 bytes)

Ví dụ: (317-10)

Tieu317.10.gif (13583 bytes)

Ví dụ: (318-11)

Tieu318.11.gif (10886 bytes)

Ví dụ: (319-12)

Tieu319.12.gif (15776 bytes)

Ví dụ: (320-13)

Tieu320.13.gif (12099 bytes)

Ví dụ: (321-14)

Tieu321.14.gif (13683 bytes)

Ví dụ: (322-15)

Tieu322.15.gif (12998 bytes)

Ví dụ: (322-16)

Tieu322.16.gif (12013 bytes)


5-Kỹ thuật diễn tấu:


Tieu1c.jpg (21007 bytes)iêu có các kỹ thuật thổi: rung, luyến hơi; các kỹ thuật bấm: ngón vuốt, ngón láy...

Vuốt: là đưa ngón tay lần lượt mở từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp sẽ tạo cho người nghe một âm thanh lã lướt.

 

 

Ví dụ: (323-4)

Tieu323.4.gif (11987 bytes)

Láy: láy tức là thổi phớt qua thật mau một âm phụ mà không bị lạt âm chính.

Ví dụ: (324-3)

Tieu324.3.gif (14056 bytes)

Ngân và rung: có nhiều lối diễn tả theo mỗi cách khác nhau, trong khi thổi có thể dùng nhiều lối ngân và rung để khỏi nhàm tai khi phải nghe một hơi rao hoặc một câu dài.

Ví dụ: (325-18)

Tieu325.18.gif (21129 bytes)

Láy rền: bằng cách đập ngón tay trên lỗ sáo nhiều lần và thật mau, cao gọi là "ngón mổ nhồi".

Ví dụ: (326-8)

Tieu326.8.gif (12561 bytes)

Rung: rung có nghĩa là hơi thổi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh đến nhẹ và từ nhẹ đến mạnh, liên tục để cho âm thanh nghe như gợn sóng và thoang thoảng.

Ví dụ: (327-2)

Tieu327.2.gif (13418 bytes)

 

Phi lưỡi: reo còn gọi là Phi lưỡi có nghĩa là giữ cao độ của nốt nhạc đó kép dài và lưỡi cứ rung hoài ở chữ "R" kéo dài.

Ví dụ: (328-7)

Tieu328.7.gif (12621 bytes)

Ðánh lưỡi:

Ví dụ: (329-5)

Tieu329.5.gif (15627 bytes)

Ví dụ: (330-6)

Tieu330.6.gif (13923 bytes)

 

6- Vị trí Tiêu trong các Dàn nhạc:

 

CheoDn2 copy.jpg (77797 bytes)CheoBd1c.jpg (78432 bytes)

iêu tham gia trong Dàn nhạc Tài tử, Ban nhạc Tang lễ, Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Chèo, Tuồng, Cải lương. Ngày nay Tiêu đã được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu, giữ phần hòa âm hoặc độc tấu các giai điệu đẹp và trữ tình. Tiêu cũng được sử dụng độc tấu. Tiêu cải tiến bằng cách khoét thêm một số lỗ đễ thổi được bán âm.

7-Những nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á và các nước :

ương tự Tiêu, ở Nhật bản Shakuhachi làm bằng đoạn gốc cây trúc không có lỗ phím.

BandoChauA.jpg (51347 bytes)