Ðàn Sến

2.1.1.Nhạc khí dây gảy - Loại có dọc
2.1.1.6. Ðàn Sến


Sen1.jpg (12106 bytes)1-Giới thiệu sơ lược:

àn Sến là nhạc khí khá phổ biến trong Dân tộc Việt, đặc biệt là ở miền Nam.


2-Xếp loại:

àn Sến là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), một số các nước khác ở Châu Á cũng có. Ðàn Sến được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.

 

Sen1cautao.jpg (7249 bytes)3-Hình thức cấu tạo:

àn Sến dây gảy, có hai dây.

 

1-Thùng đàn: hình hoa đào sáu cánh hoặc hình lục giác, đường kính 28 cm.

2-Mặt đàn: mặt đàn và đáy đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có ngựa đàn để mắc dây. Thành đàn dầy 6cm làm bằng gỗ cứng.

3-Dọc đàn (cần đàn): dài 70 cm, làm bằng gỗ cứng đàn có 17 phím, phím đàn được gắn dựa theo thang âm 7 cung chia đều của Dân tộc.

4-Dây đàn: đàn có 2 dây bằng tơ se, nay thay bằng nylông, được lên cách nhau quãng 5 đúng: Sol1 -Rê2

5-Bộ phận lên dây: có 3 trục gỗ nhưng chỉ sử dụng hai trục để lên dây còn 1 để trang trí. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.

6-Phím gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng nhựa với những ngón gảy, hất, vê...

SenVitrinot.gif (48561 bytes)

 

4-Màu âm, Tầm âm:

àu âm Ðàn Sến trong trẻo, tươi sáng gần với Ðàn Nguyệt nhưng ít ngân vang hơn. Tầm âm Ðàn Sến rộng hơn hai quãng 8.  từ: Sol1 - Si3

SenTamam.gif (5967 bytes)

Ví dụ: (170-2)

Sen170.2.gif (28660 bytes)








 

 

Ví dụ: (171-3)

Sen171-3.gif (12566 bytes)

Ví dụ: (172-4)

Sen172-4.gif (12303 bytes)

Ví dụ: (173-5)

Sen173-5.gif (12475 bytes)

Ví dụ: (174-15)

Sen174.15.gif (16534 bytes)

Ví dụ: (175-16)

Sen175.16.gif (15537 bytes)

Ví dụ: (176-17)

Sen176.17.gif (14120 bytes)

Ví dụ: (177-18)

Sen177.18.gif (14697 bytes)

Ví dụ: (178-19)

Sen178.19.gif (15164 bytes)

Ví dụ: (179-20)

Sen179.20.gif (14725 bytes)

Senbd1.jpg (24598 bytes)5-Kỹ thuật diễn tấu:

ư thế đàn:
1-Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu.
2-Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay.

Kỹ thuật tay trái: ngón láy, ngón luyến, ngón bật, ngón mổ, ngón bịt và đặc biệt là ngón vuốt, ngón nầy thường kết hợp với ngón vê của tay phải, Ðàn Sến có khả năng chạy rất linh hoạt có thể đánh bán âm, 3/4 âm, 1/4 âm.

Kỹ thuật tay mặt:

Ngón phi: nghệ nhân sử dụng miếng gảy bằng tay mặt, hiệu quả của ngón phi gần như ngón ve.
Ngón vê: ngón vê là gảy liên tiếp lên dây đàn, có thể vê bằng miếng gảy hoặc bằng ngón tay và vê trên một dây hoặc hai dây. Ngón vê thể hiện tính chất dồn dập, sôi nổi và có thể vê trên nốt ngân dài hoặc ngắn, giống như kỹ thuật Trémolo của Ðàn Mandoline.

Ví dụ: (181-7)

Sen181.7.gif (11527 bytes)

Ngón nhấn:   là bấm và ấn mạnh trên dây đàn làm cho tiếng đàn cao lên, có nhiều cách thực hiện ngón nhấn.
Ví dụ: (182-11)

Sen182.11.gif (12700 bytes)

Ngón luyến:   tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón nhấn luyến tay phải chỉ gảy một lần, ký hiệu ngón luyến là mũi tên đi vòng lên hay vòng xuống đặt từ nốt nhấn đến nốt được nhấn tới.

Ví dụ: (185-12)

Sen185.12.gif (13409 bytes)

Ngón vuốt: ký hiệu ngón vuốt: vuốt không vê dùng 1 gạch nối giữa hai nốt. Vuốt có vê dùng 1 gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch 3 gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.

Ví dụ : (183-9)

Sen183.9.gif (11800 bytes)

Ví dụ: (184-10)

Sen184.10.gif (15023 bytes)

Chồng âm - hợp âm: của Ðàn Sến rất thuận lợi, đặc biệt những thế bấm phía dưới cần đàn, Ðàn Sến đảm nhiệm việc đánh các chồng âm, hợp âm chính. Ðàn Sến có phím nên có thể đánh được nhiều kiểu chồng âm, hợp âm, nếu đàn bằng miếng gảy: đánh được cùng một lúc trên các dây cách nhau.

Ví dụ: (186-13)

Sen186.13.gif (14427 bytes)

Ví dụ: (187-14)

Sen187.14.gif (14149 bytes)

Ví dụ: (188-21)

Sen188.21.gif (25700 bytes)

Ví dụ: (189-22)

Sen189.22.gif (23780 bytes)

6- Vị trí Ðàn Sến trong các Dàn nhạc:

àn Sến thường được sử dụng trong Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Cải Lương.

 

DanhacTaitu.jpg (35077 bytes) ATuong.jpg (94319 bytes)