3.NHẠC KHÍ HƠI
3.2. NHẠC KHÍ HƠI DĂM KÉP
3.2.1. KÈN BẦU
1-Giới
thiệu sơ lược:
èn
Bầu là nhạc khí hơi, sử dụng dăm kép (còn gọi là Kèn Già
Nam, Kèn Loa, Kèn Bóp, Kèn Bát). Kèn Bầu là nhạc khí hơi rất
phổ biến trong Dân tộc Việt và một số Dân tộc như Thái, Chăm
... Các Dân tộc nói ngôn ngữ Tày-Thái (Xaranai) trong đó có
Nùng, Giáy đều gọi nhạc khí Hơi bằng một mạo từ "Pí"và
họ cũng gọi là Pí Lè.
2-Xếp
loại:
èn
Bầu là nhạc khí hơi dăm kép phổ biến tại Việt Nam, đồng thời
một số nước khác ở Châu Á cũng có. Kèn Bầu được nhập vào
Việt Nam và trở thành nhạc khí Việt Nam.
3-Hình
thức cấu tạo:
èn
Bầu có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, chia làm 3 loại:
Loại âm cao: Kèn Tiểu, Kèn Vắt,
Kèn Củn. Loại âm trung (sử dụng nhiều): Kèn Trung pha, Kèn Trung
đục, Kèn Nàm. Loại âm trầm: Kèn Ðại, Kèn Ðại trường, Kèn Quá
khổ.
1-Dăm
Kèn: là loại dăm kép, làm bằng ống sậy mềm (hoặc có
thể bằng nguyên liệu khác) một đầu bóp bẹp, cuối dăm để tròn
để cắm vào đầu một cái thắng. Cái thắng là một ống bằng kim
khí nối liền giữa dăm kèn với thân kèn. Dăm kèn là bộ phận
quan trọng nhất của kèn: dăm cứng quá khó thổi những âm trầm,
dăm mềm quá khó lên âm cao. Dăm không tốt sẽ ảnh hưởng màu
âm.
2-Thân kèn: (còn
gọi là dọc kèn): hình ống, một đầu nhỏ, một đầu to dần. làm
bằng gỗ cứng, Kèn Bầu có 7 lỗ bấm hình tròn nằm dọc trên thân
và một lỗ dưới thân, do ngón cái đảm nhiệm, phía sau hàng lỗ
này có lỗ bấm thứ 8, các lỗ bấm của Kèn Bầu được khoét với
khoảng cách đều nhau để có thể phát ra các âm theo thang âm
7 cung chia đều.
3-Loa Kèn:
làm bằng vỏ bầu khô (nên còn gọi là Kèn Bầu), cũng có thể
làm bằng gỗ, bằng tre, nứa, hay bằng đồng. Miệng loa kèn có
loại cụp vào (âm thanh nghe đỡ chói tai) và loại loe ra âm thanh
lớn hơn.
- Kèn Loa La với âm cơ bản
là La1
- Kèn Loa Fa với âm cơ bản
là Fa1
- Kèn Loa Rê với âm cơ bản
là Rê1
4-Màu
âm, Tầm âm:

m thanh Kèn Bầu khỏe, vang, hơi chói tai (ở
âm cao) thích hợp nhạc điệu mạnh,
chân thực, đồng thời có khả năng
thể hiện tình cảm, đôi khi ảm đạm
và có màu bi thảm. Muốn thay đổi
màu âm có thể dùng bộ phận hãm
tiếng, âm thanh sẽ giảm đi nhưng có
phần mờ đục.
Ví dụ: (332-1)

Khoảng âm dưới Khoảng
âm giữa
Khoảng âm cao
Tầm âm Kèn Loa (Fa) rộng 2 quãng tám:
từ Fa1 đến Fa3
(f1 đến f3)
Khoảng âm dưới: âm thanh hơi
rè, diễn tả tình cảm bi thiết.
Khoảng âm giữa: âm thanh vang, trong sáng,
hùng mạnh.
Khoảng âm cao: âm thanh sắc nhọn,
chói chang.
Ví dụ :(333-2)
Ví dụ :(345-13)
Ví dụ :(346-14)

Ví dụ :(347-15)
Ví dụ :(348-16)
Ví dụ :(349-17)
Ví dụ :(351-21)
Ví dụ :(352-19)


5-Kỹ
thuật diễn tấu:
èn
Bầu có các kỹ thuật thổi: rung hơi, luyến hơi, đánh lưỡi, vuốt
hơi, nghệ nhân có thể thổi liên tục hàng giờ không cần ngắt
hơi, các kỹ thuật bấm: ngón láy, ngón vuốt... Cách thổi hơi:
Luyến hơi: là kỹ thuật độc
đáo, bằng phương pháp giữ hơi nghệ nhân có thể thổi kèn ngân
dài và luyến được nhiều âm.
Ví dụ :(334-33)
Ví dụ :(353-20)

Rung hơi: là cách
dùng hơi thổi vào dăm kèn từng đợt mạnh, nhẹ, nhiều, ít để
tạo ra tiếng rung như làn sóng, thường ít khi rung nhanh. Rung chậm
tiếng kèn càng có hiệu quả để diễn tả tình cảm bi tráng. Ví
dụ: rung nhanh, rung chậm:
Ví dụ :(335-3)

Ðánh lưỡi:
dù thổi bằng dăm Kèn Loa vẫn có thể đánh lưỡi, có phương pháp
đánh lưỡi đơn, đánh lưỡi kép.
Ví dụ :(336-5)

Ví dụ :(337-6)

Ví dụ :(338-7)

Vuốt hơi:
là cách thổi sao cho âm cao dần lên hoặc
thấp dần xuống từ một nửa cung đến
một cung, hoặc có thể thổi cho âm lên
cao rồių xuống ngay, hoặc âm xuống rồi
lên cao ngay.
Ví dụ :(342-9)

Ví dụ :(343-4)
Ví dụ :(344-12)
Các ngón bấm:Ngón láy: có thể sử dụng láy đơn,
láy kép, láy rền.
Ví dụ :(339-10)
Ngón vuốt: là làm cho âm thanh luyến dần lên hay
luyến dần xuống một cách mềm mại, gần như tiếng nói.
Ví dụ :(340-8)
Cách thổi hơi và bấm kết hợp:
Rung vỗ: là kỹ thuật
tạo nên những âm rung đặc biệt như ngón rung của đàn dây.
Ví dụ :(341-11)
6- Vị trí Kèn Bầu trong
các Dàn nhạc:
èn
Bầu được sử dụng trong các Dàn
nhạc Cung đình, Dàn Ðại nhạc, trong Ban nhạc đám ma,
đám rước, Dàn nhạc Tuồng
và gần đây tham gia Dàn nhạc
Dân tộc Tổng hợp.

7-Những
nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á và các nước:
Kèn Bầu Việt Nam:

hiều
nước có Kèn Bầu như: Á Rập, Thổ nhĩ Kỳ có
(Zurna) Zourna, Ba Tư có Sorna, Ấn
Ðộ có Shanai , Trung
Quốc có (Souna) Sona
, Miến Ðiện có Hne, Mã Lai có Saroenai,
Indonesia có Saroene. Ðây chính là loại nhạc khí họ
Oboe nổi tiếng trong Dàn nhạc Giao hưởng Châu Âu.
Oboe rất có thể là kèn dăm kép của người Á
-Rập được các Dân tộc ở Châu Âu cải
tiến, cũng như các loại kèn loa Châu Á, Ðông Nam Á từ những
chiếc Zurna, Sorna... vùng Trung Ðông.

|