Ðàn Bầu |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
3-Hình thức cấu tạo: |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() ![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
2-Vòi đàn(cần đàn): Phía đầu đàn có một cọc tre cắm từ mặt đàn xuống đáy gọi là vòi đàn. Ðầu vòi đàn nhỏ dần và uốn cong tròn về phía trái ngoài đầu đàn. Có người vót sừng trâu làm vòi đàn. Trước khi cắm vòi đàn vào mặt đàn, người ta cho nó xuyên ngang qua bầu cộng hưởng. 3-Bầu cộng hưởng : của Ðàn Bầu là một vỏ cứng của quả bầu, có nơi thay bằng gáo dừa và ngày nay bầu cộng hưởng được làm bằng gỗ. Một sợi dây có độ đàn hồi tốt căng từ đầu của hộp đàn kéo dài tới cần (vòi) đàn chỗ cắm qua vỏ bầu cộng hưởng. Từ nơi mắc dây đến vòi đàn tạo góc 30o. Như vậy là đầu dây mắc chéo xuống chứ không song song với thân đàn như một số nhạc cụ, đặc biệt đàn chỉ duy nhất một dây và không có các phím. Ðàn Bầu điện có gắn thêm một bộ phận cảm âm điện tử, nối liền với bộ phận khuyếch đại của máy tăng âm và loa. 4-Dây đàn: dây kim khí mắc từ trục lên dây, chui qua một lỗ nhỏ ở cuối mặt đàn, kéo chếch lên buộc vào vòi đàn, chỗ miệng loe của bầu cộng hưởng. 5-Bộ phận lên dây: một trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn (ở phía cuối thân đàn) gắn một bộ phận lên dây bằng kim loại để mắc dây và lên dây. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống. 6-Que gảy đàn: là một cái que nhỏ, ngắn và nhỏ hơn chiếc đũa, đầu vót nhọn hoặc hơi tròn tùy yêu cầu biểu diễn. Que đàn trước đây làm bằng tre, nay làm bằng cây Giang (họ tre mây). Nếu que gảy cứng quá hay bị vấp, còn mềm quá thì dễ gãy. Que gảy ngắn: tiếng mềm mại, trữ tình khi tremolo ở một bậc cao hay trên cùng một phím thì tiếng đàn nét rõ hơn. Que gảy dài: tiếng thô nhưng khỏe và chắc, đầy đặn. 7-Bộ phận khuyếch đại: bầu cộng hưởng sau này của Ðàn Bầu được thay thế bằng gỗ chứ không bằng ống bương và vỏ quả bầu khô như trước. Một bộ phận cảm âm điện tử (Bobine électronique) được đặt trong đàn, gần chỗ mắc bộ phận lên dây, từ bộ phận cảm âm này sau đó được nối liền vào bộ phận khuyếch đại âm thanh điện tử (máy tăng âm và loa) để phát ra tiếng Ðàn Bầu.
Ðàn Bầu không có
phím nên điểm nút được coi như cung phím của Ðàn Bầu. Chiều dài
của dây đàn là đoạn AB, điểm O ở chính giữa. Nếu lên dây đàn
theo giọng Ðô thì khi gảy và chạm tay vào điểm O này (điểm nút)
âm thanh phát ra sẽ là âm Ðô 1 lần lượt từ O
đến A ta có: |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Ðiểm nút 1 (AB/3) âm bội là Sol 1 * Ðiểm nút 2 (AB/4) âm bội là Ðô 2 * Ðiểm nút 3 và 3' (AB/5) âm bội là Mi 2 * Ðiểm nút 4 (AB/6) âm bội là Sol2 * Ðiểm nút 5 (AB/7) âm bội là Si b2 * Ðiểm nút 6 (AB/8) âm bội là Ðô 3 Có thể đánh vào điểm nút 7 (AB/9) có âm bội Rê, điểm nút 8 (AB/10) để có âm bội Mi.....Nhưng không cần thiết vì đánh vào những nút đó, tay dễ bị vướng vào loa bầu, nghệ nhân có thể đánh vào điểm nút 6 rồi uốn căng vòi đàn để đạt những âm cao hơn âm bội ở điểm nút 6. Từ O đến B cũng có các điểm nút lần lượt đối xứng với các điểm nút từ O đến A nhưng ít khi dùng tới.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ví dụ: (040-31) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ví dụ: (041-32) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ví dụ: (042-33) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ví dụ: (043-34) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ví dụ: (044-31b) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cùng trên cây Ðàn Bầu, không phải chỉ có một lối phát âm như các nhạc cụ khác mà có 2 lối phát âm đó là: thực âm và bội âm như sau: Thực âm: phương pháp cấu tạo âm thanh đã có ngay từ đầu khi sáng chế ra cây đàn, khi vòi đàn ở vị trí tự nhiên, tay phải ta gảy que chạm vào dây ở bất cứ điểm nào trên dây, âm thanh được phát ra chính là âm thanh mà ta đã định ban đầu khi mắc dây và lên dây. Sau đó cũng như vậy ta thay đổi các vị trí của vòi đàn, nắn vòi rồi gảy dây tại bất kỳ điểm nào thì ta lại được các cao độ khác nhau tương ứng với vị trí của vòi đàn (hay độ căng giãn của dây đàn). Như vậy cao độ của âm thanh chỉ thay đổi khi thay đổi vị trí vòi đàn và vị trí gảy dây đàn mà không hề ảnh hưởng tới âm thanh phát ra, phương pháp cấu tạo âm thanh thực âm không tận dụng được các vị trí khác nhau trên dây đàn để tạo ra các cao độ khác nhau nên có phương pháp tạo âm thanh là bồi âm. Bồi âm: người biểu diễn
dùng tay mặt tì nhẹ vào một điểm quy định nào đó (những điểm
nút của dây) rồi gảy nhẹ vào dây, khi dây phát ra âm thanh
thì tay phải kịp thời nhấc lên, âm thanh phát ra là bồi âm. Cứ
lần lượt như vậy nghệ sĩ biểu diễn sẽ gảy các vị trí quy định
khác nhau trên dây và được các cao độ khác nhau theo quy luật
nhất định của luật âm thanh là bồi âm, và tiếp tục sử dụng
tay trái thay đổi vị trí của vòi (cần đàn) ta được cả một hệ
thống âm thanh đó là âm vực của Ðàn Bầu. Cách ghi âm bồi thứ hai: trước hết ghi nốt nhạc phải gảy với độ ngân quy định, tiếp theo dùng dấu luyến bắt sang một nốt khác, nốt này là âm bội thứ hai (cũng cần ghi theo độ ngân quy định). Trên đầu nốt nhạc có một dấu tròn nhỏ.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
6-Vị trí Ðàn Bầu trong các Dàn nhạc:
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |