Trống
Cơm
4.1.NHẠC
KHÍ MÀNG RUNG
4.1.2.NHẠC KHÍ MÀNG RUNG VỖ TRỐNG HAI MẶT
1-Giới
thiệu sơ lược:
rống
Cơm là nhạc khí màng rung vỗ của Dân tộc Việt, thuở xưa còn
gọi là Yêu cổ. Theo (Phạm Ðình Hổ - Vũ trung tùy bút, trang 46,
dòng 13): "Yêu cổ tục gọi là Trống cơm, tang trống như cái
thùng nhỏ mà dài, lúc sắp dùng thì phải xoa cơm nếp vào một
mặt trống cho nó ấm tiếng, hai bên ứng hòa với nhau".
2-Xếp loại:

rống
Cơm là nhạc khí màng rung vỗ (hai mặt) của nước ngoài nhập vào
Việt Nam, được người Việt cải tạo và trở thành nhạc khí Việt
Nam.
3-Hình
thức cấu tạo:

rống
Cơm là loại trống gồm một thân ống (gỗ đục lòng) tròn, hai
đầu hơi múp, chiều dài độ 50cm, đường kính hai mặt trống độ 15cm.
Hai đầu tròn đều căng da như Trống Ðế, mà lại dùng dây da (dây
xạ) giằng mặt nọ đến mặt kia (như kiểu căng các mặt trống Tây-
Caisse).
4-Màu
âm:
hi
sử dụng một bên mặt trống, phía tay phải để nguyên như thường,
còn bên kia tay phải lấy một miếng cơm dẻo nghiền nhão vê tròn
và dính vào giữa mặt trống (nên có tên là Trống Cơm).
Ví dụ: (401-5)
5-Kỹ
thuật diễn tấu:

 úc
đánh nghệ nhân ngồi bẹt xuống sàn, để trống nằm ở trên sàn,
dùng đầu gối chân trái tì giữ lấy tang trống, hai tay đặt vào
hai mặt trống, ngón cái tựa lên thành trống, còn các ngón
khác chụm lại vào mặt trống để vỗ trống. Cũng có trường
hợp nhạc công dùng quai đeo trống lên cổ để thân trống tựa
vào trước bụng: như vậy có thể đứng, vừa đi vừa đánh trống
được. Âm thanh tự nhiên của Trống Cơm có hai tiếng: tiếng trong
ở bên mặt thường và tiếng đục ở bên mặt có cơm làm cản
trở sức rung. Ngoài ra bằng cách vỗ vào cạnh hoặc vào giữa
mặt trống bên tay phải, nhạc công có thể biến đổi tiếng "trong"
của Trống Cơm thành hai thứ tiếng khác nhau là tiếng "âm"
ở giữa mặt trống và tiếng "cộc" ở cạnh mặt trống.
Khi hòa nhịp thì tiếng "trong" của Trống cơm đi với tiếng
da của trống Ðế và tiếng "đục" của Trống Cơm nhịp
với tiếng gõ tang trống Ðế.
Tồn: đánh bằng các ngón tay.
Ví dụ: (402-1)
Bịt: dùng 1 tay chặn trên
mặt trống, ngón tay kia đánh, mặt kia không bịt.
Ví dụ: (403-2)
Vê: bằng hai tay, hai âm.
Ví dụ: (404-3)
;
1 đoạn Ví dụ: (405-4)
6-
Vị trí Trống Cơm trong Dàn nhạc:
rống
Cơm được sử dụng trong Sân
khấu Chèo. Khi phụ họa các điệu Hát Chèo cổ chỉ
dùng bốn thứ nhạc khí là Trống Ðế, Thanh La, Mõ và Trống Cơm.
Thành phần đó là căn bản, không hề thay đổi. Mãi về sau chịu
ảnh hưởng của phong trào "Tuồng hóa" và trong thời kỳ
"Cải Lương" nhiều Ban nhạc Chèo mới đưa thêm vào những
thứ Ðàn Nhị, Hồ Tiêu, Sáo..." (GS Tô Vũ- Sức sống của nền
Âm nhạc truyền thống Việt Nam, trang
354 dòng 13)"
7-Những
nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á và các nước:
Trống CơmViệt Nam:
ương
tự Trống Cơm có Trống Mrdanga
của Ấn Ðộ . Trống
Kendang của Indonésia,
sử dụng dây xạ để chằng hai mặt
trống mà không dùng cơm như Trống
Cơm Việt Nam.
|