Ðàn Tam

2.1. NHẠC KHÍ DÂY

2.1.1. NHẠC KHÍ DÂY GẢY   LOẠI CÓ DỌC (CẦN ÐÀN) 

      2.1.1.4.  ÐÀN TAM

Tam1.jpg (9780 bytes)1-Giới thiệu sơ lược:

àn Tam là nhạc khí dây gảy phổ biến trong Dân tộc Việt (người Tày, Thái có Ðàn Then 3 dây nhưng nguyên tắcvà âm sắc hơi khác với Ðàn Tam, thực chất tiếng Ðàn Tam rung trên mặt da còn tiếng Ðàn Then rung trên mặt gỗ mỏng). Ðàn Tam hiện nay có cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn (âm trầm). Ðàn Tam cỡ nhỏ và cỡ vừa có thể đánh giai điệu và hòa âm. Ðàn Tam có thể diễn tấu các bản nhạc có tốc độ nhanh, đánh láy đầu, láy đuôi hoặc biến tấu. Về âm lượng Ðàn Tam có thể vang bằng hai đàn dây gảy khác, loại Tam cỡ lớn có thể tăng thêm âm trầm cho dàn nhạc.

2-Xếp loại:

àn Tam là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), một số nước khác ở Châu Á cũng có. Ðàn Tam nhập vào Việt Nam với mặt đàn bịt da, nó cùng loại với Banjo Châu Phi.

3-Hình thức cấu tạo:

hạc khí dây gảy, có ba dây, ba cỡ : đại, trung, và tiểu, loại tiểu là phổ biến nhất.

Tam01.gif (11816 bytes)1-Thùng đàn: hình bầu dục, thành đàn làm bằng gỗ cứng, khá nặng, đáy đàn bịt gỗ, có lỗ thoát âm.

2-Mặt đàn: mặt đàn bịt bằng da trăn nay thay bằng da lợn, trên mặt đàn có ngựa đàn.

3-Dọc đàn (cần đàn): khá dài, bằng gỗ cứng, mặt cần đàn không có phím.

4-Dây đàn: dây đàn bằng tơ se, nay thay bằng nylông, cỡ to nhỏ khác nhau, ba dây mắc vào cuối bầu đàn, chạy qua ngựa đàn, kéo lên cần đàn, trước khi xỏ vào trục dây được luồn qua một miếng xương đục thủng ba lỗ đặt trên mặt cần đàn. Miếng xương có thể di chuyển kéo lên cao gần đầu đàn hay hạ xuống phía hộp đàn giống như cái khuyết ở Ðàn Nhị, có tác dụng làm âm thanh cao lên hay hạ xuống khi cần thiết. Ðàn Tam hiện nay đã bỏ miếng xương ấy. Dây đàn cách nhau một quãng 4 đúng và một quãng 5 đúng. (Sol - Ðô1 - Sol1).

Ví dụ (138-1)

Tam138.1.gif (15541 bytes)

5-Bộ phận lên dây: có 3 trục gỗ để lên dây, trên đầu cần đàn là hốc luồn dây có 3 trục dây (bên hai, bên một) một trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn (ở phía cuối thân đàn) để mắc dây và lên dây. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.

6-Phím gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng nhựa với những ngón gảy, hất, vê... Vị trí nốt trên dọc (cần đàn):Tamdan.gif (42492 bytes)

4-Màu âm, tầm âm:

àu âm Ðàn Tam trong sáng mà lại ấm, vang, khoảng âm thấp hơi đục, thích hợp với nhạc điệu sôi nổi, khoẻ khoắn và trầm hùng. Tầm âm: Ðàn Tam rộng gần 3 quãng tám. Tầm âm Ðàn Tam nhỏ từ: Sol lên Sol3 (g lên g3), Tam vừa từ: Sol-1 lên Sol2 (g-1 lên g2). Tầm âm Ðàn Tam lớn từ: Sol-2 lên Sol1 (g-2 lên g1)

TamTamam.gif (15886 bytes)

Ví dụ: (139-2) Tầm âm:

Tam139.2.gif (13857 bytes)

Ví dụ: (140-12) Thang âm Bắc (hò tư)

Tam140.12.gif (18447 bytes)

Ví dụ: (141-14)

Tam141.14.gif (14022 bytes)

Ví dụ: (142-17)

Tam142.17.gif (13169 bytes)

Ví dụ: (143-19)

Tam143.19.gif (16019 bytes)

 

5-Kỹ thuật diễn tấu:

ư thế ngồi và cách gảy đàn:

 

Tambd1.jpg (31039 bytes)Tư thế cách gảy đàn: Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu, Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay.

Kỹ thuật tay phải: nghệ nhân đề móng tay dài, sử dụng ngón cái và ngón trỏ để gảy, có người dùng móng bằng sừng, bằng nhựa có vòng đeo chặt vào đầu ngón tay (như móng gảy Ðàn Tranh), hiện nay phổ biến nhất là sử dụng miếng gảy. Khi biểu diễn Ðàn Tam, sử dụng miếng gảy, móng tay hoặc móng đeo không khác biệt lắm.

Ngón gảy: là dùng miếng gảy đánh vào dây từ trên xuống,ký hiệu là chữ U ngược.

Ngón hất: là sử dụng miếng gảy hất từ dưới lên, ký hiệu chữ V.

Ngón vê: được sử dụng rất nhiều ở Ðàn Tam, dùng miếng gảy đánh xuống và hất lên liên tục, nhanh và đều, ký hiệu gạch 3 chéo ở đuôi nốt. Vê làm cho tiếng đàn vang đều từ đầu đến hết độ ngân của nốt nhạc, làm cho nốt nhạc thêm sinh động, giàu sức biểu hiện.     

Ví dụ: (144-5)

Tam144.5.gif (13007 bytes)

Ví dụ: (145-7

Tam145.7.gif (14103 bytes)

Kỹ thuật tay trái: kỹ thuật tay trái có ngón láy, ngón luyến, ngón bật, ngón mổ, ngón bịt và đặc biệt là ngón vuốt vì cần Ðàn Tam không có phím, ngón nầy thường kết hợp với ngón vê của tay phải, Ðàn Tam có khả năng chạy rất linh hoạt có thể đánh bán âm, 3/4 âm, 1/4 âm.

Ngón nhấn: tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón nhấn tay phải chỉ gảy một lần.

Ví dụ: (146-3)

Tam146.3.gif (11854 bytes)

Ngón

vuốt: vuốt không vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt. Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.

Ví dụ: (149-4)

Tam149.4.gif (12234 bytes)

*Vuốt lên, xuống: là cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không gảy, không vê, không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ, yếu nhưng không thể dùng trong hòa tấu. Do vậy các âm vuốt thường xen kẽ với các âm gảy, vê hay phi để có thể thừa hưởng dư âm của các âm ấy.

Ngón giật: là cách nhấn trên dây như ngón nhấn luyến nhưng tính chất âm thanh khác: âm được nhấn tới vừa vang lên liền bị tắt ngay một cách đột ngột, âm thanh tiếng giật nghe như tiếng nấc, diễn tả tình cảm day dứt, thương nhớ.

Ví dụ:(152-6)

Tam152.6.gif (14841 bytes)

Ngón mổ: ngón mổ gần giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay trái cứ mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ, yếu và có màu âm riêng biệt. Không nên sử dụng ngón mổ trong bản nhạc có tốc độ nhanh và trong hòa tấu vì hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ. Ký hiệu ngón mổ ghi như dấu hỏi đặt trên nốt nhạc.  

Ví dụ : (147-8)

Tam147.8.gif (14950 bytes)

Chồng âm, hợp âm: đánh chồng âm dễ dàng và hiệu quả nhất là sử dụng bằng miếng gảy, khi đánh chồng âm, hợp âm có thể đánh bằng móng tay hoặc phím gảy trên, hai hoặc ba dây không khó khăn và giữ tính chất đệm trong hòa tấu.

Tam151.9.gif (13713 bytes)

Ví dụ : (151-9)Âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám. Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó.

Ví dụ (150-11)

Tam150.11.gif (12370 bytes)

6-Vị trí Ðàn Tam trong các Dàn nhạc:

DantocTonghop2.jpg (54197 bytes)Cheobd2c.jpg (86851 bytes)

àn Tam thường được sử dụng trong Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Chèo, ngày nay Ðàn Tam đã được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu gọi là Tam 1, có thêm một dây thành 4 dây, lên dây: Sol, Re1, La1, Mi2. Người ta còn sáng chế ra Ðàn Tam 2 lên dây: Ðô, Sol, Rê1, La1 và Ðàn Tam đại lên dây như  Tam 2, nhưng thấp hơn một quãng 8.

7-Những nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á và các nước:

ương tự với Ðàn Tam ở Nhật Bản có Shamisen và Sangen, ở Trung quốc có Sanxian gọi là Tam huyền, ở Mông Cổ có Sandre, ở BaTư có Setar.

BandoChauA.jpg (51347 bytes)