Ðàn Ðáy

2.1. NHẠC KHÍ DÂY 
2.1.1. NHẠC KHÍ DÂY GẢY- LOẠI CÓ DỌC (CẦN ÐÀN)
2.1.1.2. ÐÀN ÐÁY


Day1.jpg (9875 bytes)1-Giới thiệu sơ lược:


àn Ðáy ngày xưa tên là Vô để cầm (nghiã là đàn không có đáy), Ðàn Ðáy còn có tên là Ðới cầm (1). Ðàn Ðáy có dọc đàn (cần đàn) rất dài, có phím cao, có thể tháo ráp để di chuyển được vì cần Ðàn Ðáy rời ra với thùng đàn, thùng đàn có 1 lỗ để cắm cần đàn vào trong thùng với một miếng tre để nêm chặt giữa cần đàn và thùng đàn. Ðàn Ðáy là một nhạc khí dây gảy độc đáo của Dân tộc Việt, ở miền Bắc Ðàn Ðáy xuất hiện từ đời nhà Lê (thế kỷ XV-XVIII). Ðàn Ðáy có 3 dây khác hẳn Ðàn Tam là mặt đàn làm bằng gỗ chứ không bịt da trăn, Ðàn Ðáy có đủ khả năng của Ðàn Nguyệt, Ðàn Tam và Ðàn Tỳ Bà.


2-Xếp loại:

àn Ðáy là một loại đàn đặc biệt do người Việt Nam sáng tạo, là loại nhạc khí chỉ có ở Việt Nam, trên thế giới không có một cây đàn nào giống cây Ðàn Ðáy về hình dáng, cách lắp phím và cách đánh. Ðàn Ðáy có đặc tính dân tộc rõ rệt với đặc điểm độc đáo là ở ngón nhấn ở mọi cây đàn khác âm thanh sẽ nghe cao lên trong lúc ở Ðàn Ðáy thì với ngón nhấn trong khi bấm lên dây, miết dây về phía bầu vang làm cho đoạn dây từ cung phím đến bộ phận mắc dây chùng xuống âm thanh sẽ nghe thấp đi, cách đàn có tiếng lia, tiếng vẫy, tiếng mượn.

 

Day1cautao.jpg (5270 bytes)3-Hình thức cấu tạo:

1-Thùng đàn:  hình thang cân, đáy lớn ở trên rộng khoảng 24cm, đáy bé ở dưới rộng khoảng 20cm, cạnh huyền khoảng 35cm. Mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, thành đàn cao khoảng 9cm bằng gỗ cứng. Ðáy đàn khoét một khoảng trống hình chữ nhật dài 20cm, rộng 9cm ở sau lưng. Trên mặt đàn có gắn một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn.

2-Dọc đàn (cần đàn): hay dọc đàn rất dài, khoảng 1m18 bằng gỗ cứng, đặc biệt từ đầu đến 3/5 cần đàn không gắn phím, 2/5 phần còn lại gắn 8 phím và 2 phím gắn trên mặt đàn (có đàn gắn đến 11 hoặc 12 phím). Các phím đều cao và bằng tre được gắn dựa theo thang âm 7 cung chia đều của dân tộc.

3-Dây đàn: có 3 dây đàn bằng tơ se, được lên cách nhau quãng 4 đúng, Ðàn Ðáy cổ truyền không bao giờ đánh âm dây buông.  Ví dụ (132-1)

Day132.1.gif (11615 bytes)

Day01.gif (21839 bytes)4-Bộ phận lên dây (cái thú): đầu Ðàn Ðáy hình lá đề, có 3 trục gỗ để lên dây, ở phía cuối thân đàn có ngựa đàn để mắc dây. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.

5-Phím gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng gảy tre hoặc nhựa với những ngón gảy, hất, rung mổ ...

Vị trí nốt trên dọc đàn Ðàn Ðáy :
DanDayVitrinot.gif (55204 bytes)

4- Màu âm, Tầm âm:


àu âm Ðàn Ðáy hơi đục, ấm, có chiều sâu, thích hợp cho những tình cảm lắng đọng. Tầm âm Ðàn Ðáy có thể hơn hai quãng 8. Từ : đến Ðô3 (d - c3). Khoảng âm dưới: tiếng đàn ấm nhưng mờ đục, khoảng âm giữa: tiếng đàn thanh thoát, khoảng âm cao: tiếng đàn trong sáng gần như Ðàn Nguyệt.

Ví dụ: (133-2)

Day133.2.gif (12189 bytes)

Ví dụ: (134-3)

Day134.3.gif (13779 bytes)

dayngoic.jpg (18647 bytes)5-Kỹ thuật diễn tấu:

ư thế biểu diễn:

 

Tư thế ngồi thấp: xếp chân trên chiếu

Kỹ thuật tay trái: Ðàn Ðáy do dọc (cần đàn) rất dài, phím đàn rất cao nên kỹ thuật tay trái có những ngón độc đáo như ngón nhấn, ngón láy, ngón chùng, tiếng đàn ngón luyến thấp nghe mềm mại, độc đáo.

Ngón nhấn: (nhấn bằng gân tay: nhấn và miết dây đàn cho chùng lại). Ngón nhấn tạo cho hai âm nối liền nhau, nghe mềm mại .

Ngón chùng: dùng đầu ngón tay (thường là 2 ngón) trong khi bấm lên dây, miết về phía bầu vang làm cho đoạn dây từ cung phím ấy đến bộ phận mắc dây (cái thú) chùng lại, âm thanh trở nên thấp hơn âm thanh thường đánh, đây là ngón độc đáo chỉ riêng Ðàn Ðáy mới có.  Ví dụ (135-5)


Day135.5.gif (16191 bytes)

Ví dụ (136-6)

Day136.6.gif (13777 bytes)

Ngón rung: là ngón tạo độ ngân dài của tiếng đàn và làm tiếng đàn mềm đi ở những âm cao, âm thanh đỡ khô khan, tình cảm hơn. Dây buông cũng rung được bằng cách nhấn nhẹ ở đoạn dây sát dưới trục dây.
Ngón mổ: tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao hoặc thấp) âm thanh từ cung phím nầy vang lên mà không phải gảy đàn. Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động.

Ví dụ (137-4)

Day137.4.gif (35545 bytes)

6- Vị trí Ðàn Ðáy trong các Dàn nhạc:

AHCatru.jpg (115694 bytes)àn Ðáy thường được sử dụng để đệm cho Hát Ả Ðào, cùng với Phách (do người hát gõ), cùng với Trống Chầu (người thưởng thức đánh) và đôi khi đệm cho ngâm thơ. Gần đây có độc tấu Ðàn Ðáy, Ðàn Ðáy được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp là nhạc khí mang tính màu sắc.

7-Những nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á:

khu vực Ðông Nam Á và trên khắp thế giới không có đàn nào có hình dáng, kích thước và cách đàn giống như Ðàn Ðáy Việt Nam. Ðàn Ðáy mang đặc tính Dân tộc rất rõ rệt.

BandoChauA.jpg (51347 bytes)